Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Vào năm 2000, trong khi đa số các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và chưa khôi phục được mức GDP trên đầu người so với thời kỳ trước cải cách thì kể từ khi bắt đầu Đổi Mới, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% một năm - tức là qua mỗi một thập kỷ, quy mô nền kinh tế của chúng ta được nhân lên gấp đôi. | CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT KINH TẾ VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG DƯỚI MỨC TIỀM NĂNG1 Vũ Thành Tự Anh 2 Tháng 12 năm 2005 1 Bài viết đã được đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 29-12-2005 dưới nhan đề “Tăng trưởng dưới mức tiềm năng.” 2 Tác giả là giảng viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP. Hồ Chí Minh. Tác giả xin chân thành cảm ơn GS. David Dapice đã cung cấp một số dữ liệu và ý tưởng quan trọng cho bài viết. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế Việt Nam tăng trưởng dưới mức tiềm năng Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Vào năm 2000, trong khi đa số các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng và chưa khôi phục được mức GDP trên đầu người so với thời kỳ trước cải cách thì kể từ khi bắt đầu Đổi Mới, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7% một năm - tức là qua mỗi một thập kỷ, quy mô nền kinh tế của chúng ta được nhân lên gấp đôi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không chỉ được coi là “thần kỳ” trong số những nền kinh tế chuyển đổi, mà nó còn là một trong những “tấm gương” mà Ngân hàng Thế giới hay Quỹ tiền tệ Quốc tế lấy làm điển hình cho các quốc gia đang phát triển khác. Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh là một hiện thực, không chỉ dưới con mắt người nước ngoài, cũng không chỉ dưới lăng kính kinh tế vĩ mô, mà sự tăng trưởng này còn có thể được cảm nhận ở đại bộ phận hộ gia đình và các tế bào của nền kinh tế. Thế thì tại sao lại phải lo lắng và hoài nghi về triển vọng tăng trưởng? Vấn đề là ở chỗ, liệu chúng ta đã phát huy hết tiềm năng tăng trưởng của quốc gia hay chưa? Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng của chúng ta ra sao? Chúng ta có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới hay không? Một cách đánh giá xem liệu nền kinh tế của chúng ta đã sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất hay chưa là so sánh với các nền kinh