Tài liệu giải chi tiết các bài tập trang 79 mà gửi tới các em dưới đây sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập về Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Cùng tham khảo để ôn tập lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và nâng cao tư duy thông qua việc tham khảo tài liệu. | A. Tóm tắt lý thuyết về Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc * Thời gian đầu của cư dân văn hóa Đông Sơn (thiên niên kỷ I TCN đến thế kỷ I sau CN): – Công cụ bằng đồng thau, bằng sắt, nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, săn bắt, chăn nuôi,đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm. – Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. – Sự phân hóa xã hội: kẻ giàu, người nghèo. – Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Cơ cấu tổ chức nhà nước thời Hùng Vương * Tổ chức nhà nước Văn Lang- Âu Lạc – Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương. – Giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng, cả nước chia làm 15 bộ, dưới bộ là các xóm làng do Bồ chính cai quản. – Kinh đô của Văn Lang là Bạch Hạc (Việt Trì ), kinh đô của Âu Lạc là Cổ Loa ( Đông Anh – Hà Nội) * Nhận xét – Nhà nước Văn Lang đơn giản,sơ khai chưa có luật pháp và quân đội. – Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về bộ máy nhà nước như có quân đội mạnh, có vũ khí tốt, và thành Cổ Loa kiên cố nên đã đánh thắng được cuộc xâm lược của Triệu Đà năm 179 TCN. * Xã hội có các tầng lớp: vua, quý tộc, dân tự do và nô tỳ,cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú. * Lương thực chính là thóc gạo, khoai sắn, thức ăn có cá, thịt, rau, củ. * Tập quán:ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xâm mình, dùng đồ trang sức; nữ mặc áo váy, nam đóng khố. * Tín ngưỡng: thờ thần Mặt Trời, thần Sông thần Núi và tục phồn thực, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc. * Tục lệ: cưới xin, ma chay, lễ hội Lưỡi cày đồng Cổ Loa Nhà cửa thời Văn Lang Trang phục nam nữ thời .