Tài liệu giải bài tập 1,2,3,4 trang 67 SGK sẽ giúp các em hệ thống lại những kiến thức của bài học Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi. Đồng thời, với các định hướng gợi ý giải bài tập đi kèm sẽ là tài liệu hữu ích hỗ trợ các em trong quá trình tự trau dồi và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. | A. Tóm tắt lý thuyết về Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi SGK Công nghệ 10 I. Khái niệm về sinh trưởng - phát dục: 1/ Định nghĩa a. Sinh trưởng Ví dụ: ĐN: Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của vật nuôi b. Phát dục: Ví dụ: ĐN: Phát dục là quá trình biến đổi chất lượng các cơ quan bộ phận trong cơ thể 2/ Mối quan hệ: Sinh trưởng và phát dục là 2 mặt của quá trình phát triển cơ thể vật nuôi. Hai quá trình này xảy ra liên tục, song song và hỗ trợ nhau. Sinh trưởng làm cho khối lượng con vật tăng lên, tạo điều kiện cho vật nuôi phát dục, hoàn thiện chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể. ⇒ Nhờ 2 quá trình này mà cơ thể con vật lớn lên, trưởng thành, già rồi chết. Sơ đồ về vai trò của sinh trưởng, phát dục ở vật nuôi. II. Quy luật sinh trưởng - phát dục: 1/ Quy luật sinh trưởng - phát dục theo giai đoạn: Nội dung: Trong quá trình phát triển mỗi cá thể đều phải trải qua những giai đoạn nhất định, Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng đều nhằm hoàn thiện dần về cấu tạo và chức năng VD: Sự phát triển của cá: SGK Trong đời cá thể, vật nuôi trải qua nhiều thời kỳ kế tiếp nhau. Thời kỳ trước là cơ sở cho thời kỳ sau, mỗi thời kỳ cơ thể tăng thêm kích thước, khối lượng và hoàn chỉnh dần cơ thể Ý nghĩa: Mỗi thời kì phải có chế độ thức ăn, chăm sóc quản lí thích hợp để VN phát triển tốt nhất 2/ Quy luật sinh trưởng - phát dục không đồng đều; Nội dung: Sự sinh trưởng - phát dục của vật nuôi diễn ra ko đồng đều: có lúc nhanh, có lúc chậm VD: SGK Ví dụ1: Bào thai bò tháng thứ nhất phát triển gấp 600 lần hợp tử về khối lượng. Tháng thứ 2 so với tháng thứ nhất tăng lần Tháng thứ 6 gấp lần tháng thứ 5 và tháng thứ 9 gấp lần tháng thứ 8. Ví dụ 2: Ở động vật trong giai đoạn bào thai, xương đầu phát triển nhanh, sau đó phần lưng phát triển nhanh. Với xương chân, giai đoạn bào thai xương ống phát triển mạnh về