Chương 6 - Chăm sóc người bệnh phù phổi cấp. Sau khi học xong chương này người học có thể: Trình bày được các biểu hiện lâm sàng và các nguyên nhân thường gặp của phù phổi cấp, trình bày được nhận định và chẩn đoán điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp, trình bày được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp. | B Ộ T R Ư Ờ N G G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHÙ PHỔI CẤP MỤC TIÊU 1. Trình bày được các biểu hiện lâm sàng và các nguyên nhân thường gặp của phù phổi cấp. 2. Trình bày được nhận định và chẩn đoán điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp. 3. Trình bày được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp. BÀI GiẢNG ĐiỀU DƯỠNG HỒI SỨC CẤP CỨU - ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐiỀU DƯỠNG – GiẢNG VIÊN: THẠC SĨ BS NGUYỄN PHÚC HỌC – PHÓ TRƯỞNG KHOA Y / ĐẠI HỌC DUY TÂN (DTU) 1 B Ộ T R Ư Ờ N G G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y nghĩa • Phù phổi cấp (OAP - œdème aigu du poumon; pulmonary edema) là tình trạng ứ quá nhiều dịch trong khoảng kẽ và trong lòng phế nang, dẫn đến suy hô hấp cấp. • Có hai loại phù phổi cấp: phù phổi cấp huyết động và phù phổi cấp tổn thương. • Phù phổi cấp huyết động do tim ~ là biểu thị suy tim sung huyết cấp (CHF - congestive heart failure) nặng nhất. 2 B Ộ T R Ư Ờ N G G I Á O D Ụ C – Đ À O T Ạ O Đ Ạ I H Ọ C D U Y T Â N - K H O A Y II. Nguyên nhân và sinh lý bệnh Các nguyên nhân thường gặp: Bệnh tim mạch gây suy chức năng tim trái và/hoặc tăng áp lực mao mạch phổi: nhồi máu cơ tim, hẹp van hai lá, viêm cơ tim, cơn tăng huyết áp ~ phù phổi cấp do tim. Suy thận cấp, suy thận mạn: tình trạng ứ nước toàn thân do suy thận, vô niệu dẫn đến ứ nước và tăng thấm thanh dịch vào phế nang Nguyên nhân khác: chọc tháo dịch hoặc khí màng phổi quá nhanh quá nhiều, truyền dich quá nhanh quá nhiều Sinh lý bệnh: Bình thường: việc bảo đảm áp suất keo plasma (>25 mmHg) cao hơn áp lực mao mạch phổi (7-12 mmHg), bảo đảm mô liên hợp và hàng rào tế bào không thấm đối với protein huyết thanh, và bảo đảm một hệ bạch huyết thông thoáng là những cơ chế giữ cho khoảng kẽ và phế nang khô ráo. Cơ chế OAP: Khi chất lỏng ở khoảng kẽ tăng và gây sức ép làm tan rã các chỗ nối màng phế nang, sẽ làm ngập lụt phế nang và dẫn tới phù phổi. 3 B Ộ T R Ư Ờ N G G I Á O D Ụ C