Bài viết này có mục tiêu xác định điểm ngưỡng trong quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại 9 quốc gia ASEAN, sử dụng số liệu bảng trong giai đoạn 1990-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng lạm phát tại các quốc gia ASEAN là 4%. Nếu tỷ lệ lạm phát bằng hoặc thấp hơn ngưỡng này thì lạm phát và tăng trưởng kinh tế có quan hệ dương. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát vượt qua ngưỡng 4% thì quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế lại chuyển sang quan hệ âm. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 3 (2015) 42-51 Xác định điểm ngưỡng trong quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN Lê Thanh Tùng* Trường Đại học Tôn Đức Thắng, 19 Nguyễn Hữu Thọ, Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận ngày 14 tháng 7 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 10 tháng 9 năm 2015; chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2015 Tóm tắt: Sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có kiềm chế tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải. Bài viết này có mục tiêu xác định điểm ngưỡng trong quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại 9 quốc gia ASEAN, sử dụng số liệu bảng trong giai đoạn 1990-2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngưỡng lạm phát tại các quốc gia ASEAN là 4%. Nếu tỷ lệ lạm phát bằng hoặc thấp hơn ngưỡng này thì lạm phát và tăng trưởng kinh tế có quan hệ dương. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát vượt qua ngưỡng 4% thì quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế lại chuyển sang quan hệ âm. Từ khóa: Ngưỡng lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ASEAN. không phải là quan hệ tuyến tính mà là quan hệ phi tuyến tính [4, 5, 6]. Có nghĩa là tại các điểm mà tỷ lệ lạm phát vừa phải thì lạm phát và tăng trưởng kinh tế có quan hệ dương (kích thích) hoặc lạm phát không tác động đến tăng trưởng, tuy nhiên khi tỷ lệ lạm phát tăng cao thì lạm phát lại có tác động âm (kìm hãm) đến tăng trưởng. Như vậy, nếu lạm phát cao kìm hãm tăng trưởng kinh tế thì tỷ lệ lạm phát bao nhiêu là tốt cho nền kinh tế, mức 9% hay 6%, hoặc thậm chí 0% có hợp lý không? Để trả lời câu hỏi này, phải xác định được điểm ngưỡng mà tại đó mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế thay đổi, chuyển từ quan hệ dương sang âm. Bên cạnh đó, nếu xác định được ngưỡng lạm phát đồng nghĩa với việc xác định được khoảng mà trong đó tỷ lệ lạm phát là tối ưu cho tăng trưởng kinh tế để làm căn cứ hoạch định, điều hành chính sách cho phù hợp. 1. Giới thiệu ∗ Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại, trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, .