Tần suất thiết kế đê biển sóc trăng theo quan điểm rủi ro cá nhân

Bài báo này nhằm đánh giá mức độ rủi ro thiệt mạng cá nhân của dân cư vùng ven biển dưới tác động của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) cũng như ngập lụt khi vỡ đê biển. Từ đó tần suất thiết kế đê biển được tính toán và đề xuất để đảm bảo mức độ rủi ro được chấp nhận. | BÀI BÁO KHOA HỌC TẦN SUẤT THIẾT KẾ ĐÊ BIỂN SÓC TRĂNG THEO QUAN ĐIỂM RỦI RO CÁ NHÂN Lê Hải Trung1, Trần Thanh Tùng1 Tóm tắt: Hiện tại, tiêu chí rủi ro thiệt mạng ở mức độ cá nhân và xã hội được sử dụng rộng rãi trong đánh giá hệ thống công trình bảo vệ bờ, xác định tiêu chuẩn phòng lũ. ở nhiều nước phát triển. Ở Việt Nam, qui hoạch phòng lũ và tiêu chuẩn an toàn xét tới mức độ quan trọng của vùng được bảo vệ dựa trên diện tích, dân số và mức độ phát triển. Bài báo này nhằm đánh giá mức độ rủi ro thiệt mạng cá nhân của dân cư vùng ven biển dưới tác động của thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) cũng như ngập lụt khi vỡ đê biển. Từ đó tần suất thiết kế đê biển được tính toán và đề xuất để đảm bảo mức độ rủi ro được chấp nhận. Từ khóa: Cá nhân; rủi ro; thiệt mạng; tần suất; thiết kế. 1. MỞ ĐẦU1 Hiện tại, tiêu chí rủi ro thiệt mạng ở mức độ cá nhân và xã hội được sử dụng rộng rãi trong đánh giá mức độ an toàn hay xác suất sự cố trong hoạt động công nghiệp, xây dựng các công trình lớn như sân bay, nhà máy hóa chất ở những nước phát triển. Trong lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, những tiêu chí rủi ro về sinh mạng cũng được áp dụng một cách hệ thống và chặt chẽ như ở Hà Lan, Đức, Anh. Thông thường, những tiêu chí rủi ro thiệt mạng (từ khía cạnh đạo đức – xã hội) sẽ được cân nhắc cùng với tính toán tối ưu về mặt kinh tế để đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận những hoạt động tiềm tàng nguy hiểm cho dân cư và môi trường; và phục vụ việc lựa chọn tần suất đảm bảo thiết kế, tuổi thọ công trình. Ở Việt Nam, qui hoạch phòng lũ và tiêu chuẩn an toàn thường xét tới mức độ quan trọng của vùng được bảo vệ dựa trên diện tích, dân số và mức độ phát triển. Dựa vào các yếu tố này, đê sẽ được phân cấp tương ứng với chu kì lặp lại của tải trọng thiết kế, ví dụ 10, 30, 50 năm. Các tiêu chuẩn chưa đề cập cũng như hướng dẫn cách xác định mức độ thiệt hại tiềm tàng khi tải trọng thiết kế xảy ra, tức là công trình gặp sự cố không đảm bảo chức năng phòng lũ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.