Vùng biên giới Việt - Trung có vị trí chiến lược địa chính trị quan trọng của đất nước. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 đến nay, quan hệ song phương Việt - Trung chuyển sang thời kỳ mới, tích cực hơn trước, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế biên mậu phát triển, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và cải thiện mức sống của người dân các dân tộcthiểu số (DTTS), đặc biệt là các dân tộc Mông, Dao, Tày và Nùng ở vùng biên giới Việt - Trung. | Hoạt động phi nông nghiệp của các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Trung Trần Hồng Hạnh1 Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: tranhanh73@ 1 Nhận ngày 10 tháng 7 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 7 năm 2017. Tóm tắt: Vùng biên giới Việt - Trung có vị trí chiến lược địa chính trị quan trọng của đất nước. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 1991 đến nay, quan hệ song phương Việt Trung chuyển sang thời kỳ mới, tích cực hơn trước, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế biên mậu phát triển, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và cải thiện mức sống của người dân các dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các dân tộc Mông, Dao, Tày và Nùng ở vùng biên giới Việt - Trung. Trong đó, những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, đặc biệt là nghề thủ công truyền thống, làm thuê và kinh doanh nhỏ, có vai trò và ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, người dân các dân tộc thiểu số vùng biên giới Việt - Trung vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động phi nông nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là thiếu vốn, trình độ dân trí thấp, lao động chủ yếu là thủ công và chưa qua đào tạo, bất ổn về xã hội ngày càng tăng. Từ khóa: Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, dân tộc thiểu số, vùng biên giới Việt - Trung. Phân loại ngành: Dân tộc học Abstract: The Vietnam-China border bears a strategically important geopolitical position for Vietnam. When the two countries normalised ties in 1991, their bilateral relations were shifted into a new era, more positive than before, facilitating the development of cross-border economy, contributing to the development of the household economy and improving the living standards of local ethnic minority groups, especially the Mong, Dao (Yao), Tay and Nung ethnic groups. Therein, non-agricultural economic activities, especially traditional handicrafts, working as hired labour, and doing small business, bear an important role and high significance. However, at present, in the .