Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam

Tái cơ cấu kinh tế đã được xác định tại Đại hội XI của Đảng được cụ thể hóa một bước tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; và đã được hoạch định cụ thể tại các Đề án có liên quan của Chính phủ, trong đó có Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. | Tái cơ cấu kinh tế Việt Nam TÁI CƠ CẤU KINH TẾ VIỆT NAM KIM NGỌC * NGÔ VĂN VŨ ** Tóm tắt: Tái cơ cấu kinh tế đã được xác định tại Đại hội XI của Đảng được cụ thể hóa một bước tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; và đã được hoạch định cụ thể tại các Đề án có liên quan của Chính phủ, trong đó có Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. Đến nay, tái cơ cấu kinh tế Việt Nam được thực hiện hơn 3 năm. Bài viết phân tích thực trạng tái cơ cấu kinh tế Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế. Từ khóa: Phát triển kinh tế; tái cơ cấu kinh tế; Việt Nam. 1. Sự cần thiết tái cơ cấu kinh tế Qua gần 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hơn 7%/năm, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; các ngành công nghiệp và dịch vụ đã chiếm gần 80% tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2010. Các lĩnh vực kinh tế đối ngoại như xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất khẩu lao động, du lịch được chú trọng phát triển và có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP. Trong lĩnh vực xã hội, Việt Nam là một trong những quốc gia triển khai hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ mức hơn 50% vào đầu thập niên 1990 xuống còn gần 12% năm 2011. Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những điển hình sử dụng thành công các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho các mục tiêu phát triển xã hội.(*) Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức to lớn trong giai đoạn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.