Bài viết phân tích sự cần thiết xây dựng lối sống có văn hóa của con người Việt Nam hiện nay. Theo tác giả bài viết, xây dựng lối sống có văn hóa là định hình văn hóa cho lối sống, là làm cho lối sống có được các giá trị văn hóa. | Vai trò của giá trị văn hóa truyền thống. VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC ĐỊNH HÌNH VĂN HÓA CHO LỐI SỐNG Ở CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ĐẶNG THỊ PHƯƠNG DUYÊN* Tóm tắt: Bài viết phân tích sự cần thiết xây dựng lối sống có văn hóa của con người Việt Nam hiện nay. Theo tác giả bài viết, xây dựng lối sống có văn hóa là định hình văn hóa cho lối sống, là làm cho lối sống có được các giá trị văn hóa. Giá trị văn hóa truyền thống có khả năng làm cho lối sống của con người Việt Nam hiện nay thấm đượm bản sắc văn hóa của dân tộc, và nhờ bản sắc văn hóa đó mà con người Việt Nam tiếp nhận, biến đổi và phát triển các giá trị văn hóa hiện đại phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu mới của lịch sử. Vì vậy để xây dựng lối sống có văn hóa cho người Việt Nam hiện nay cần phải phát huy vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Từ khóa: Văn hóa, lối sống, giá trị văn hóa truyền thống, định hình văn hóa cho lối sống. Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa. Bản sắc văn hóa của dân tộc được trầm tích hàng ngàn năm; được kế thừa, tiếp nối, bồi đắp và giữ gìn qua nhiều thế hệ. Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị tiêu biểu, đặc trưng cho “gương mặt văn hóa” và tạo thành cội nguồn sức mạnh cho cả dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc biểu hiện một cách sinh động lối sống. Các giá trị văn hóa truyền thống như phù sa lắng đọng của lịch sử; là mạch nguồn nuôi dưỡng, tiếp sức cho các thế hệ; giúp định hình nhân cách cũng như lối sống của con người; làm nên bản sắc dân tộc của lối sống; giúp mỗi cá nhân có bản lĩnh để tiếp thu cái mới, cái hiện đại mà không bị choáng ngợp và mất phương hướng. Văn hóa có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc; là nhân tố cơ bản làm nên tâm hồn, triết lý nhân sinh trong các hoạt động sống của dân tộc đó.(*) Hoạt động của xã hội có hai loại cơ bản là “sản xuất vật chất” và “sản xuất tinh thần”; những hoạt động này tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu sinh tồn