Phân hóa giàu- nghèo ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp

Bài viết phân tích thực trạng phân hóa giàu - nghèo ở nước ta hiện nay thể hiện ở sự chênh lệch về thu nhập giữa các khu vực dân cư, các vùng, miền, ngành nghề, doanh nghiệp, ở sự chênh lệch về mức sống, chi tiêu, hưởng thụ các dịch vụ xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự phân hóa giàu - nghèo đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 6 (67) - 2013 PHÂN HÓA GIÀU - NGHÈO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BÙI THỊ HOÀN* Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng phân hóa giàu - nghèo ở nước ta hiện nay thể hiện ở sự chênh lệch về thu nhập giữa các khu vực dân cư, các vùng, miền, ngành nghề, doanh nghiệp, ở sự chênh lệch về mức sống, chi tiêu, hưởng thụ các dịch vụ xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự phân hóa giàu - nghèo đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Từ khóa: Phân hóa giàu - nghèo, thu, nhập, mức sống xóa đói giảm nghèo. 1. Mở đầu Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước (năm 1986) đến nay, nền kinh tế liên tục phát triển, đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng khá cao; đời sống của nhân dân được cải thiện về nhiều mặt. Tuy nhiên, tình trạng phân hóa giàu - nghèo trong các tầng lớp dân cư lại gia tăng với khoảng cách ngày càng lớn; điều đó đã trở thành một vấn đề xã hội bức xúc đòi hỏi chúng ta phải rất quan tâm và tìm ra các giải pháp khắc phục phù hợp. 2. Thực trạng phân hóa giàu - nghèo Thực trạng phân hóa giàu - nghèo ở nước ta hiện nay thể hiện rất đa dạng, nhưng chủ yếu là thể hiện ở sự chênh lệch về thu nhập, mức sống chi tiêu, sự hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản giữa các nhóm dân cư; giữa các vùng, miền; giữa nông thôn và thành thị. Thứ nhất, phân hóa giàu nghèo thể hiện ở sự chênh lệch về thu nhập giữa các khu vực dân cư, giữa các vùng, 74 miền. Theo cách tính của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê, chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% có thu nhập cao nhất so với nhóm 20% có thu nhập thấp nhất (trong cả nước) năm 1990 là 4,1 lần, năm 1991 tăng lên 4,2 lần, năm 1993 tăng lên 6,2 lần, năm 1994 là 6,5 lần, năm 1995 tăng 7,0 lần, đến năm 2004 tăng 8,4 lần. Năm 2010, thu nhập bình quân 1 người/tháng của nhóm hộ giàu nhất gấp 9,2 lần(1) thu nhập nhóm hộ nghèo nhất. Theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.