Bài viết nghiên cứu sử dụng khung sinh kế bền vững của Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (2001) để đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu, 79 hộ gia đình được phỏng vấn về biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đối với sinh kế của gia đình cũng như các biện pháp mà hộ gia đình đã sử dụng để thích ứng với những thay đổi của thời tiết và khí hậu. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 94-102 Đánh giá năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân ở cấp độ cộng đồng: Kết quả khảo sát tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Đàm Thị Tuyết* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 27 tháng 7 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 11 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng khung sinh kế bền vững của Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (2001) [1] để đánh giá năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Thông qua phương pháp phỏng vấn sâu, 79 hộ gia đình được phỏng vấn về biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đối với sinh kế của gia đình cũng như các biện pháp mà hộ gia đình đã sử dụng để thích ứng với những thay đổi của thời tiết và khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung năng lực thích ứng với sự thay đổi của khí hậu, thời tiết và thiên tai của người dân còn rất thấp; đa số các nguồn lực sinh kế người dân còn yếu và chưa đáp ứng được khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu Từ khóa: Khung sinh kế, năng lực thích ứng, biến đổi khí hậu, cấp độ cộng đồng. 1. Giới thiệu nhiều nghiên cứu chú ý. Do vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng ứng phó với BĐKH của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Nước biển dâng được đánh giá là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với vùng ven biển Việt Nam. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), xu thế biến đổi mực nước biển trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm [3]. Trong hơn 50 năm qua, mực nước biển ở Việt Nam đã dâng thêm 20 cm và dự báo (theo kịch bản phát thải cao) mực nước biển trung bình có thể dâng thêm 78-95 cm đến năm 2100 [4]. Các tác động của nước biển dâng bao gồm sự gia tăng diện tích ngập lụt, tăng xói mòn bờ biển, làm nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến các hoạt động .