Bài viết này đưa ra cơ sở lý thuyết về cấu trúc, phạm vi và mức độ độc lập của hệ thống giám sát ngân hàng, kinh nghiệm ở một số nước như Singapore, Úc và cuối cùng là thực trạng và bài học cho VN. | Chuyển Động Chính Sách Tiền Tệ & Tài Khóa Lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam PGS. TS. Đoàn Thanh Hà Phan Thị Thúy Diễm L ựa chọn mô hình giám sát ngân hàng là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định của hệ thống tài chính. Do đó, để chọn ra mô hình nào phù hợp với thể chế, chính trị, đặc trưng nền kinh tế VN tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi. Bài viết này đưa ra cơ sở lý thuyết về cấu trúc, phạm vi và mức độ độc lập của hệ thống giám sát ngân hàng, kinh nghiệm ở một số nước như Singapore, Úc và cuối cùng là thực trạng và bài học cho VN. Từ khóa: Giám sát ngân hàng, giám sát vĩ mô. 1. Đặt vấn đề Gần đây, vấn đề giám sát tài chính nói chung và giám sát ngân hàng nói riêng nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra ở Mỹ đã làm đổ vỡ hàng loạt ngân hàng. Theo World Bank (2001:76), hệ thống tài chính ổn định là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và cắt giảm nghèo đói ở các nước đang phát triển. Do đó, có sự nhất trí về tầm quan trọng của hệ thống giám sát và quản lý tài chính vững mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường hệ thống tài chính (Caprio et al., 2001). Không chỉ riêng những nền kinh tế phát triển quan tâm đến vấn đề giám sát ngân hàng, vấn đề này luôn gây tranh cãi ở các nước đang phát triển bởi tính đặc thù của các nền kinh tế này. Các nước đang phát triển phải đối mặt với những trở ngại như: chuẩn mực kế toán yếu kém, chất lượng nguồn thông 22 tin cung cấp cho nhà chức trách và thị trường nghèo nàn, thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực có kỹ năng cao cần thiết cho các quy định, chính trị hóa các quy trình quản lý và khó khăn trong thực thi hành chính và pháp lý. Do đó, việc cải cách lại hệ thống giám sát tài chính hiệu quả với những diễn biến mới của thị trường tài chính là vô cùng cần thiết. VN đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tái cấu trúc lĩnh vực ngân hàng là vấn đề trọng tâm. Mặt khác, để