ừ tầm quan trọng của ca dao trong đời sống cộng đồng, từ khả năng sâu sắc của việc phân tích tác phẩm ca dao bằng công thức truyền thống trong việc làm rõ bản chất trữ tình của chúng, chúng tôi đi vào tìm hiểu một số công thức truyền thống trong ca dao người Việt như là một cách tiếp cận tương đối mới với tác phẩm ca dao. Cách tiếp cận này phần nào đã giải quyết được những hạn chế trong những cách tiếp cận trước đây, đồng thời mở ra những hướng đi mới trong việc phân tích tác phẩm ca dao trữ tình. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 04 - 2017 ISSN 2354-1482 TÌM HIỂU MỘT SỐ CÔNG THỨC TRUYỀN THỐNG TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT ThS. Nguyễn Quang Minh1 TÓM TẮT Từ tầm quan trọng của ca dao trong đời sống cộng đồng, từ khả năng sâu sắc của việc phân tích tác phẩm ca dao bằng công thức truyền thống trong việc làm rõ bản chất trữ tình của chúng, chúng tôi đi vào tìm hiểu một số công thức truyền thống trong ca dao người Việt như là một cách tiếp cận tương đối mới với tác phẩm ca dao. Cách tiếp cận này phần nào đã giải quyết được những hạn chế trong những cách tiếp cận trước đây, đồng thời mở ra những hướng đi mới trong việc phân tích tác phẩm ca dao trữ tình. Từ khóa: Công thức truyền thống, ca dao, motif, folklore 1. Đặt vấn đề Ca dao dân ca là “tiếng hát đi từ trái tim lên miệng” [1]. Tiếng hát ấy là tiếng nói tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân lao động, là đời sống, là máu thịt của nhân dân. Vì thế việc tìm hiểu, nghiên cứu ca dao dân ca không chỉ là tìm về với cội nguồn mà còn là khơi một nguồn mạch nối liền quá khứ đến tương lai, nhân dân với dân tộc, cá nhân với cộng đồng. Trong ca dao, ta bắt gặp sự lặp đi lặp lại của một số lượng lớn các yếu tố như: “thân em như”, “đôi ta như”, “mẹ già như”, “đêm qua” Điều đặc biệt là các yếu tố này không hoàn toàn thuộc hình thức cũng không hoàn toàn thuộc nội dung. Chúng vừa thể hiện truyền thống, vừa có những nét riêng độc đáo, sáng tạo. Ta gọi đó là những công thức truyền thống. Nhà nghiên cứu Bùi Mạnh Nhị nhận xét: “Chính truyền thống folklore với những công thức như những thực thể nội dung, những điển 1 hình nghệ thuật đã mã hóa các hiện tượng của thực tại. Và do đó, trong các bài ca, chúng ta gặp hiện thực đã được truyền thống chọn lọc, khái quát. Đây là hiện thực của thế giới nghệ thuật folklore, hiện thực của truyền thống folklore” [2, tr. 321]. Điều đó có nghĩa là người nghệ sĩ xưa đã nhìn hiện thực bằng con mắt của truyền thống, bằng lối tư duy của truyền thống để tạo ra “một hiện thực khác” “không tương