Bài viết của chúng tôi, trên cơ sở những nghiên cứu xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương trong những năm qua đề xuất giải pháp để công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả trong bối cảnh cụ thể của Đắk Nông. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, Về giải pháp góp phần xoá đói giảm nghèo ở Đắk Nông (trường hợp các tộc người tại chỗ-bản địa) Ngô Văn Lệ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Đắk Nông là một tỉnh miền núi, nơi có nhiều tộc người sinh sống. Trong những năm qua được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền cùng sự nỗ lực của cả cộng đồng việc xoá đói giảm nghèo đã thu được những thành quà nhất nhiên, trong công tác xoá đói giảm nghèo ở các tộc người thiểu số tại chỗ còn gặp nhiều khó khăn cần phải tìm một số giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Để có thể để xoá đói giảm nghèo bền vững cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa với các giải pháp khác nhau. Bài viết của chúng tôi, trên cơ sở những nghiên cứu xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương trong những năm qua đề xuất giải pháp để công tác xoá đói giảm nghèo đạt kết quả trong bối cảnh cụ thể của Đắk Nông. Từ khóa: cư dân tại chỗ, xóa đói giảm ngheo, phát triển và phát triển bền vững 1. Đắk Nông là địa phương có nhiều tộc người cư trú. Sự phát triển và phát triển bền vững của các cộng đòng cư dân trong tỉnh bị chi phối và ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa, lịch sử, xã hội khác nhau. Những yếu tô đó lại có ảnh hưởng rất khác nhau trong suốt tiến trình phát triển của một tộc người. Bức tranh về thành phần tộc người ở Đắk Nông rất đa dạng, nhưng trong cách phân chia tương đối, chúng tôi chia thành hai bộ phận a) cư dân tại chỗ (cư dân bản địa) và b) cư dân từ các địa phương khác di cư đến. Về khái niệm cư dân tại chỗ (cư dân bản địa), chúng tôi đã trình bày trong một bài viết khác, vì vậy ở đây, khi nói đến cư dân bản địa là nói trong so sánh tương đối về thời gian có mặt của các tộc người ở vùng này trước hay sau (Ngô Văn Lệ, 2012). Trong trường hợp ở Đắk Nông, các tộc người thiểu số bao gồm các tộc người đã cư trú lâu đời trên vùng đất này được hiểu là cư dân bản địa (tại chỗ) như Eđê, Mnông, Mạ, và các Trang 64 tộc người mới di cư đến đây sau .