Nguyễn Công Trứ không chỉ là một vị quan thanh liêm mà còn là một nhà thơ, nhà văn. Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều nhưng hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích nhất của ông là hát nói. Bài ca ngất ngưởng là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Chúng ta sẽ thấy rõ nhân cách nhà nho chân chính ở Nguyễn Công Trứ qua bài mẫu "Dàn ý chi tiết về bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ". Mời các bạn tham khảo. | VĂN MẪU LỚP 11 DÀN Ý CHI TIẾT VỀ BÀI THƠ BÀI CA NGẤT NGƯỠNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ DÀN Ý 1: Đề: Phân tích nhân cách nhà nho chân chính trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà nho tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hoá, kinh tế đến quân sự. Ông luôn luôn có khát vọng cao đẹp. Khi còn ở nhà, gia cảnh nghèo túng, ông rất chăm chỉ lao động vừa giúp gia đình vừa quyết chí học tập để đi thi, làm quan, nhằm cống hiến tài năng cho đất nước. Khi làm quan, ông rất thanh liêm và luôn làm việc hết mình. Ông luôn mong muốn mình sống có ích cho dân, cho nước. – Nguyễn Công Trứ không chỉ là một vị quan thanh liêm mà còn là một nhà thơ, nhà văn. Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều nhưng hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích nhất của ông là hát nói. – Bài. ca ngất ngưởng là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Chúng ta sẽ thấy rõ nhân cách nhà nho chân chính ở Nguyễn Công Trứ qua phân tích Bài ca ngất ngưởng. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Giải thích khái niệm – Nhân cách: Tư cách (cách ăn ở và cư xử) và phẩm chất (cái làm nên giá trị) của con người. – Nhà nho: Người trí thức nho học thời phong kiến. – Chân chính: chỉ sự tốt đẹp. —> Nhân cách nhà nho chân chính: là tư cách và phẩtm chất tốt đẹp của một nhà nho. 2. Biểu hiện về nhân cách ở Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng a) Lí tưởng công danh – Trong học tập: Nhà nho coi trọng công danh. Làm người “phải có danh gì với núi sống”. Muốn có công danh phải có lòng quyết tâm và chí thú trong học tập để đậu làm quan, phục vụ cho dân, cho nước. Nguyễn Công Trứ là người có lí tưởng công danh, ông cần mẫn học tập để đi thi ra làm quan, ông đã đậu “thủ khoa” và ra làm quan. b) Thể hiện qua sự cống hiến của ông đối với dân, với nước. – Khi làm quan: nhân cách một nhà nho chân chính được thể hiện khá rõ ràng, ông đã viết: Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng Nguyễn Công Trứ cho rằng làm quan bị mất tự do .