"Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên ra đời trong thời kì miền Bắc đang náo nức, khẩn trương xây dựng cuộc đời mới vào những năm đầu thập niên 1960. Khổ thơ 10 và khổ thơ 11 đã ca ngợi quê hương Tây Bắc tươi đẹp đã gắn bó máu thịt với tâm hồn nhà thơ. Tình yêu quê hương Tây Bắc đã bồi đắp và làm phong phú thêm tâm hồn nhà thơ. Hai khổ thơ đã làm nỗi bậc phong cách thơ Chế Lan Viên : trí tuệ mà giàu cảm xúc, chân lí được phát biểu qua hình tượng thơ sống động, lấp lánh sắc màu. Đoạn thơ góp phần khẳng định sự thành công nghệ thuật và sức sống của bài thơ. Mời bạn đọc tham khảo tài liệu để cảm nhận rõ hơn khổ thơ 10, 11 trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. | VĂN MẪU LỚP 12 BÌNH GIẢNG KHỔ THƠ 10, 11TRONG BÀI TIẾNG HÁT CON TÀU CỦA CHẾ LAN VIÊN BÀI MẪU SỐ 1: Chế Lan Viên (1920 – 1989) là nhà thơ giàu tài năng và sáng tạo. Hơn một nửa thế kỉ làm thơ, cảm hứng thơ ca của ông dào dạt như một dòng sông vỗ sóng. Từ “Điêu tàn” đến “Ánh sáng phù sa”, hành trình thơ của Chế Lan Viên “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, vượt qua quá khứ nặng nề, u buồn, đến với cuộc đời, với nhân dân và đất nước. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút từ tập “Ánh sánh và phù sa” là khúc hát say mê mang hương vị và tình yêu cuộc đời. Nhà thơ ví tâm hồn mình như con tàu “uống vầng trăng”, vùn vụt tiến lên phía trước đầy lòng hăm hở trong bài ca xây dựng cuộc đời. Đến với Tây Bắc là trở về với nhân dân – những con người tình nghĩa. Đến với Tây Bắc là đến với “xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng”. Suốt những năm dài kháng chiến đc sống trong lòng nhân dân, bước chân nhà thơ đã đi qua nhiều miền đất nước: khu Bốn, khu Ba, Việt Bắc, Tây Bắc Bao nhiêu kỉ niệm đầy ắp trong lòng về những con người. về những miền quê xa lạ. Trong hoài niệm, nhà thơ ân tình hát lên. Đây là đoạn thơ tiêu biểu trong phần hai bài “Tiếng hát con tàu”: “Nhớ bản sương giăng đất lạ hoá quê hương”. Nỗi nhớ Tây Bắc đầy vơi trong lòng. Nhớ núi rừng, nhớ làng bản, nhớ những con đèomây trắng phủ mờ, nhớ những “Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”. “Bản sương giăng” và “đèomây phủ” gợi tả cảnh núi rừng mọt mù, xa xôi nghìn trùng cách trở. Hai chữ “nhớ” trong vần thơ diễn tả sự tha thiết bồi hồi. Câu thơ cân xứng qua hai vế tiểu đối: “Nhớ bản sương giăng – Nhớ đèo mây phủ”. Bao năm tháng qua, những dốc núi đèo cao, những làng bản mù sương, những nẻo đường một thời gian khổ vẫn còn vương vấn trong lòng. Những kỉ niệm đẹp một thời máu lửa đâu dễ quên. Nhà thơ tự hỏi lòng mình: “Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?” cũng là để khẳng định mình với tất cả niềm tự hào sâu sắc. Giọng thơ sâu lắng, êm ái, ngọt ngào. Nỗi nhớ và “yêu thương” cũng là tình cảm của người chiến sĩ Tây Tiến với núi .