Bài thơ "Tràng Giang" của Huy Cận thể hiện được tâm hồn đầy nhạy cảm của nhà thơ trước sự sống cũng như sự ý thức về cuộc sống của mình. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện được tình yêu thầm kín nhưng vô cùng da diết của nhà thơ với quê nhà của mình. Mời các bạn tham khảo bài văn mẫu "Bình giảng bài thơ Tràng Giang của Huy Cận" dưới đây để rõ hơn. | VĂN MẪU LỚP 11 BÌNH GIẢNG BÀI THƠ TRÀNG GIANG CỦA HUY CẬN BÀI MẪU SỐ 1: Tràng giang là một trong những bài thơ xuất sắc cùa nhà thơ Huy Cặn thời kì Thơ mới. Đã có khá nhiều bài viết về tác phẩm này. Mỗi bài có những khám phá riêng, đôi chỗ rất sâu sắc và vượt quá phạm vi, cách hiểu đối với trình độ một học sinh trung học phổ thông. Để có bài viết tốt, cần hiểu hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám, một hồn thơ đượm nỗi buồn rầu, triền miên, dằng dặc. Nỗi buồn ấy vươn tới cả vũ trụ, vượt qua thời gian, gợi nỗi buồn trần thế, xuất phát từ chính cuộc đời nhà thơ đang sống. Ngoài ra, bài thơ còn là một công trình điêu luyện về ngôn ngữ thi ca tiếng Việt. Tràng giang là Thơ mới nhưng đã đạt đến trình độ cổ điển về ngôn ngữ. Bởi vậy, khi bình giảng, ngoài việc hiểu, còn đòi hỏi phải tỏ ra tinh tế, cần nắm một số điểm sau: Tiêu đề bài thơ Bài thơ có tên Tràng giang, một từ Hán Việt. Đây cũng là điểm lạ đối với một nhà thơ mới. Nhiều bài thơ trong tập Lửa thiêng, Huy Cận đặt tên khá mộc mạc, bình dị như: Em về nhà, Trông lên, Gánh xiếc, Ngủ chung, Áo trắng. Tràng giang có nghĩa là sông dài. Riêng chữ tràng thường đọc là trường. Huy Cận đặt tên bài thơ của mình là Tràng giang, chứ không phải là Trường giang, càng không phải là Sông dài - tất cả những từ đồng nghĩa. Lí do có lẽ là như thế vừa gợi cho người đọc nhiều liên tưởng về văn hóa, mà cụ thể là con sông dài, khá nổi tiếng là Trường giang ở Trung Hoa. Song, nhà thơ đã thay trường bằng tràng, tạo ra sự phối âm (ang), gợi lên cảm giác mênh mang, dài rộng huyền hoặc hơn. Thời thơ mới, Huy Cận hay ghi dòng đề từ trên các bài thơ là tặng một người nào đó, thường là những nhà văn, nhà thơ, những nghệ sĩ thân thiết với ông như Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ, Hoàng Đạo, Tô Ngọc Vân. Bài này Huy Cận đề tặng Khái Hưng, người đã cùng với nhà văn Nhất Linh lập nên nhóm Tự Lực văn đoàn. Nhưng, Huy Cận không ghi bút danh quen thuộc của nhà văn này mà lại ghi tên thật của ông ta (Trần Khánh Dư). Khó có thể biết rõ lí do Huy