Nội dung bài viết là ghi lại ký ức về những mùa xuân ngày tết của người Hà Nội trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp, từ năm 1946 đến mùa xuân năm 1952. | Số 1 (42) - 2013 - Di sản văn h‚a phi vật thể NGHĨ VỀ NHỮNG MÙA XUÂN, NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG VÙNG TỰ DO THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP GS. ĐỖ HUY rong Tạp chí Di sản văn hóa số xuân Nhâm Thìn (2012), tôi đã ghi lại ký ức của mình về những mùa xuân ngày tết của người Hà Nội trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp, từ năm 1946 đến mùa xuân năm 1952. Trong số xuân này, tôi tiếp tục câu chuyện mùa xuân, ngày tết của người Hà Nội trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp vào năm Quý Tỵ (1953). Trong năm này, cả tiền tuyến và toàn bộ vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp có những chuyển biến sâu sắc, tác động vô cùng mạnh mẽ đến cuộc sống, đến tâm tư, tình cảm, đến niềm hân hoan và những suy tư của không ít đồng bào thủ đô đã tham gia cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước vào năm thứ 7. Sau cái tết Nhâm Thìn, người Hà Nội định cư trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp, tập trung ở một số vùng thị trấn, thị tứ. Ở miền Trung, trong khoảng những năm 19521954, người Hà Nội sinh sống, lập nghiệp, lao động, tổ chức sản xuất và học tập xung quanh thị xã Thanh Hóa, như Rừng Thông, Nhồi. Xa hơn nữa, họ làm ăn, sinh sống ở Hậu Hiền, Phủ Quảng, bến đò Cổ Tế, thành nhà Hồ, Kim Tân. Một số ít gia đình người Hà Nội làm ăn sinh sống ở Cầu Giát, Hoàng Mai. Ở những nơi đó, họ buôn bán, mở hàng ăn, lập xưởng giấy, tham gia công tác của Chính phủ, hoạt động văn hóa, văn nghệ, con cái họ theo học và chính họ cũng dạy học ở các trường: dự bị T đại học, trường Trung học Nguyễn Thượng Hiền, Đào Đức Thông, Huỳnh Thúc Kháng Ở phía Bắc thủ đô, rất nhiều người Hà Nội lập nghiệp và làm ăn, sinh sống ở Phú Thọ, Vũ Lủ, Thanh Cù. Họ tham gia vào các công việc văn hóa, văn nghệ, giáo dục. Ở đây, người Hà Nội thường thành lập những đoàn diễn kịch, ca hát để động viên nhân dân tham gia kháng chiến. Phía trên Phú Thọ, người Hà Nội cũng đã sinh cơ, lập nghiệp ở Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu. Phía dưới, gần thủ đô hơn, người ta thường gặp người Hà