Ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, nó gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa và các luật tục của nhiều cộng đồng các dân tộc sống gần rừng và sống dựa vào rừng trên khắp cả nước. Sơn La có tỷ lệ rừng cộng đồng chiếm tới 40% tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Nghiên cứu này được thực hiện năm 2016 với phạm vi thực hiện ở 3 xã với đại diện cho 3 nhóm dân tộc của từng xã Mường, Thái, H’Mông. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chủ yếu là phỏng vấn và phân tích có chọn lọc các tài liệu thứ cấp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả 3 xã đều có diện tích rừng tương đối lớn, rừng được giao cho cộng đồng chủ yếu là rừng tự nhiên, có chức năng phòng hộ. Các hoạt động quản lý rừng cộng đồng tại 3 xã đều thực hiện dưới sự hỗ trợ của các dự án. Cộng đồng địa phương vẫn còn có tác động đến rừng cộng đồng thông qua các hoạt động như: khai thác gỗ, gỗ củi, lâm sản ngoài gỗ. Từ kết quả đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. | Lâm học QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH SƠN LA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Trịnh Hải Vân Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Ở Việt Nam, rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, nó gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa và các luật tục của nhiều cộng đồng các dân tộc sống gần rừng và sống dựa vào rừng trên khắp cả nước. Sơn La có tỷ lệ rừng cộng đồng chiếm tới 40% tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Nghiên cứu này được thực hiện năm 2016 với phạm vi thực hiện ở 3 xã với đại diện cho 3 nhóm dân tộc của từng xã Mường, Thái, H’Mông. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chủ yếu là phỏng vấn và phân tích có chọn lọc các tài liệu thứ cấp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả 3 xã đều có diện tích rừng tương đối lớn, rừng được giao cho cộng đồng chủ yếu là rừng tự nhiên, có chức năng phòng hộ. Các hoạt động quản lý rừng cộng đồng tại 3 xã đều thực hiện dưới sự hỗ trợ của các dự án. Cộng đồng địa phương vẫn còn có tác động đến rừng cộng đồng thông qua các hoạt động như: khai thác gỗ, gỗ củi, lâm sản ngoài gỗ Từ kết quả đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rừng cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Hộ gia đình, rừng cộng đồng, tài nguyên rừng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quản lý rừng cộng đồng là hoạt động quản lý tài nguyên rừng đã tồn tại trong nhiều năm qua tại Việt Nam và đang trở thành phương thức quản lý rừng có hiệu quả được Nhà nước quan tâm, khuyến khích. Sơn La là một tỉnh miền núi của vùng Tây Bắc Việt Nam, có tỷ lệ rừng cộng đồng rất lớn, chiếm tới 40% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Sơn La. Đây cũng là nơi có nhiều thành phần dân tộc thiểu số sinh sống như: Thái, Mường, H’Mông Để khuyến khích người dân tham gia tích cực vào việc quản lý tài nguyên rừng tự nhiên, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo cho những cộng đồng sống dựa vào rừng, từ tháng 5/2012 đến tháng 12/2013, tỉnh Sơn La thực hiện dự án “Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” tại 8 bản của đồng bào Mường, Thái Mông thuộc 4 xã vùng cao Nà .