Phục hồi san hô cứng đã được tiến hành ở Cù Lao Chàm tại một số khu vực suy thoái do tác động của bão lũ bất thường trong những năm gần đây. Thử nghiệm phục hồi được thực hiện vào tháng 4 năm 2012 và sau đó tiến hành kiểm tra vào các tháng 7 và 9 năm 2012, 4 và 8 năm 2013 ở 4 địa điểm Bãi Bấc. | Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 1: 94-102 TỶ LỆ SỐNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA SAN HÔ THỬ NGHIỆM PHỤC HỒI Ở KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM - QUẢNG NAM Hứa Thái Tuyến1, Võ Sĩ Tuấn1, Phan Kim Hoàng1, Huỳnh Ngọc Diên2 1 Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam 2 Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm Tóm tắt Phục hồi san hô cứng đã được tiến hành ở Cù Lao Chàm tại một số khu vực suy thoái do tác động của bão lũ bất thường trong những năm gần đây. Thử nghiệm phục hồi được thực hiện vào tháng 4 năm 2012 và sau đó tiến hành kiểm tra vào các tháng 7 và 9 năm 2012, 4 và 8 năm 2013 ở 4 địa điểm Bãi Bấc ( tập đoàn dạng phiến), Bãi Hương ( tập đoàn dạng phiến), Rạn Mè (228 tập đoàn dạng cành) và Hòn Tai (342 tập đoàn dạng cành). Ở khu vực Bãi Bấc, san hô phục hồi có tỷ lệ sống cao nhất là 85,54%, kế đến là Rạn Mè (84,40%). Hai khu vực còn lại là Bãi Hương và Hòn Tai có tỷ lệ sống của san hô thấp hơn 80,00%. Các loài được lựa chọn phục hồi là Acropora sp., Echinopora sp., Montipora sp., Pachyseris spp. và Porites sp Tốc độ tăng trưởng trung bình nhanh nhất thuộc về giống Montipora dạng phiến (3,22 mm/tháng), kế đến là giống Acropora dạng cành (2,25 mm/tháng) và chậm nhất là Pachyseris dạng phiến (1,64 mm/tháng). Khả năng phục hồi san hô ở khu vực Cù Lao Chàm là hoàn toàn có thể nếu kiểm soát tốt địch hại và rong bám trên san hô. SURVIVAL AND GROWTH RATE OF HARD CORALS REHABILITATED IN CU LAO CHAM MARINE PROTECTED AREA, QUANG NAM PROVINCE Hua Thai Tuyen1, Vo Si Tuan1, Phan Kim Hoang1, Huynh Ngoc Dien2 Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology 2 Management Board of Cu Lao Cham MPA 1 Abstract Rehabilitation of hard corals in Cu Lao Cham MPA was conducted during 2012 - 2013 in order to restore some reef areas degraded due to impacts of typhoon and flooding in recent years. The rehabilitation had been practiced since April 2012, using technique of coral fragment transplantation and followed by monitoring of .