Giúp học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2016-2017 - TTGDTX Yên Lạc - Mã đề 485. | UBND HUYỆN YÊN LẠC TRUNG TÂM GDNN-GDTX KIỂM TRA HỌC KỲ II CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: HÓA HỌC; LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh:.Số báo danh:. I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Phản ứng chứng tỏ ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi là A. 2Ag + O3 → Ag2O + O2. B. C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O. C. 2Mg + O2 → 2MgO. D. 3C + 2O3 → 3CO2. Câu 2: Hai nguyên tố Oxi và Lưu huỳnh thuộc nhóm nguyên tố nào trong bảng tuần hoàn A. VIIIA. B. VIIA. C. VIA. D. VA. Câu 3: Cho phản ứng hóa học sau Cl2 + H2O HCl + HClO Clo đóng vai trò A. Chất khử. B. Vừa chất khử vừa là chất oxi hóa. C. Chất oxi hóa. D. Không là chất khử, không là chất oxi hóa. Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất Halogen (F2, Cl2, Br2, I2) A. Ở điều kiện thường là những chất khí. B. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. C. Tác dụng mạnh với nước. D. Có tính oxi hóa mạnh. Câu 5: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ A. NaNO3. B. NaCl. C. NaOH. D. HCl. Câu 6: Một cân bằng hoá học đạt được khi A. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. B. Nhiệt độ phản ứng không đổi. C. Nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ của sản phẩm. D. Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, nồng độ, áp suất. Câu 7: Nhóm Halogen là các nguyên tố thuộc nhóm A. VIIIA. B. VA. C. VIIA. D. VIA. Câu 8: Tính chất hóa học đặc trưng nào sau đây là của nguyên tố lưu huỳnh A. có tính oxi hóa. B. có tính oxi hóa và tính khử. C. có tính khử. D. có tính oxi hóa, không có tính khử. Câu 9: Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + S + H2O. Hệ số các chất trong phương trình hoá học lần lượt là A. 1;2;1;1;2. B. 3;4;1;3;4. C. 3;4;3;1;4. D. 4;3;3;1;4. Câu 10: Để nhận biết muối clorua người ta dùng dung dịch muối A. NaNO3. B. HF. C. AgNO3. D. NaOH. Câu 11: Cấu hình electron lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tử Clo A. 3s23p5. B. 2s22p5. C. 4s24p5. D. 2s12p6. Câu 12: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh A. H2SO4. B. HF. C. HNO3. D. HCl. Câu 13: Số oxi hóa thường gặp của đơn chất và hợp chất của lưu huỳnh là A. +2, 0, +4, +6. B. +1, +2, +4, +6. C. 0, +2, + 4, +6. D. -2, 0, +4, +6. Câu 14: Chất khí có thể làm mất màu dung dịch brom là A. CO2. B. SO2. C. H2. D. O2. Câu 15: Clorua vôi thu được khi cho clo phản ứng với A. KOH( 100oC). B. Ca(OH)2. C. NaOH. D. KOH. -II. TỰ LUẬN (5 điểm). Câu 1 (1,5 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rỏ điều kiện nếu có): S H2S SO2 SO3 H2SO4 BaSO4 Câu 2 (1,0 điểm): Hoà tan hoàn toàn một miếng kim loại Mg trong dung dịch axit H2SO4 loãng,thấy thoát ra 3,36 lít khí H2(đktc). Tính khối lượng kim loại phản ứng? Câu 3 (1,5 điểm): a. Viết phương trình điều chế khí oxi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm? b. Viết phương trình điều chế nước giaven từ NaOH và Cl2? Câu 4 (1,0 điểm): Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? ---------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 485