Công tác xã hội trong lĩnh vực học đường đang còn là một nghề rất mới mẻ, trong khi các vấn nạn học đường vẫn hằng ngày xảy ra ở các trường học như: bạo lực học đường, xâm hại tình dục, tệ nạn ma túy - mại dâm, nghiện game, là những vấn nạn học đường nổi cộm xuất hiện không ít ở các trường học Việt Nam. Bởi vậy, rất cần xây dựng mạng lưới công tác xã hội trường học nhằm quản lí tốt các vấn đề nảy sinh trong trường học. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 421 (Kì 1 - 1/2018), tr 60-63 CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC TẠI VIỆT NAM: TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC Nguyễn Văn Đồng - Trung tâm Đào tạo Kĩ năng quốc tế Vietcess Ngày nhận bài: 30/03/2017; ngày sửa chữa: 03/04/2017; ngày duyệt đăng: 18/04/2017. Abstract: School social work is a profession formed and developed from very early in the United States and many countries around the world. In Vietnam, this profession is quite new, although the school problems still occur daily at schools such as school violence, sexual abuse, drug abuse, prostitution, game addiction, alcoholism, gambling, truancy, etc. To solve the emerging problems, building a network of school social work to manage the school problems is required in current period. Keywords: School social work, school violence, school problems. 1. Mở đầu Theo Hiệp hội Công tác xã hội trường học (CTXHTH) tại Mĩ: “CTXHTH là một trong những chuyên ngành quan trọng của công tác xã hội (CTXH). Với kiến thức và kĩ năng (KN) chuyên môn của mình, các nhân viên CTXHTH tác động đến nhóm học sinh (HS) và cả hệ thống trường học. Nhân viên CTXHTH được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. Nhân viên CTXHTH cũng giúp cho HS nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng” [1; tr 11-16]. Như vậy, có thể nói, CTXHTH là nền tảng thiết yếu của việc giảng dạy và giáo dục trong trường học, nó còn là một dịch vụ đặc biệt trong trường học hỗ trợ tất cả những ai tham gia vào cuộc sống trường học: HS/sinh viên, phụ huynh, giáo viên (GV), cán bộ nhà trường và những nhà quản lí giáo dục ở tất cả các cấp học. Tại Việt Nam năm 1999 mô hình “CTXHTH” chính thức được thực hiện, với dự án thí điểm CTXHTH ở 2 trường thuộc Quận 1 và Quận 8 TP. Hồ Chí Minh từ năm 1999-2001, dự án do Tổ chức cứu trợ Thụy Điển (SCS Save the children Sweden). Đến 6/2014, Sở GD-ĐT TP. Hà Nội phối hợp với tổ chức Plan International .