Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại - Nguyễn Đức Toàn

Trong văn học, nói đến biểu tượng, người ta thường chú ý đến hai dấu hiệu nhận biết: biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực; biểu tượng không chỉ mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật, nghĩa miêu tả mà biểu tượng còn là hiện tượng chuyển nghĩa. Biểu tượng là phương thức tư duy nghệ thuật của nhà văn. Việc nghiên cứu, khám phá, giải mã biểu tượng giúp ta hiểu sâu hơn bản chất sáng tạo nghệ thuật, góp phần triển khai thêm hướng nghiên cứu thi pháp hình tượng, đem lại những khám phá mới mẻ và lí giải quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 7(92) - 2015 LỊCH SỬ số- KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Biểu tượng nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại Nguyễn Đức Toàn * 1. Mở đầu Trong văn học, nói đến biểu tượng, người ta thường chú ý đến hai dấu hiệu nhận biết: biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực; biểu tượng không chỉ mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật, nghĩa miêu tả mà biểu tượng còn là hiện tượng chuyển nghĩa. Biểu tượng là phương thức tư duy nghệ thuật của nhà văn. Việc nghiên cứu, khám phá, giải mã biểu tượng giúp ta hiểu sâu hơn bản chất sáng tạo nghệ thuật, góp phần triển khai thêm hướng nghiên cứu thi pháp hình tượng, đem lại những khám phá mới mẻ và lí giải quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Trong văn học, biểu tượng được xem là một sáng tạo nghệ thuật. Đó là những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, là khả năng cắt nghĩa đời sống từ cái nhìn văn hóa. 2. Biểu tượng nghệ thuật trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại có rất nhiều biểu tượng mang tính chất cổ xưa như thiên thần, bào thai (Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh), đêm - mưa (Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh), nước - lửa (Giàn thiêu của Võ Thị Hảo), tấm ván (Tấm ván phóng dao của Mạc Can, trăng - chó - đêm (Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương), Ba vạch lượn song song (Ngồi của Nguyễn Bình Phương), ngọn nến, hang sâu (Vào cõi của Nguyễn Bình Phương), bức tượng đá (Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh). Đây là những biểu tượng vĩnh cửu và tràn đầy sức sống. Có những biểu tượng là mẫu gốc chung của nhân loại, có biểu tượng là cổ mẫu riêng 104 của cộng đồng người Việt thoát thai từ huyền thoại, có biểu tượng kết hợp tư duy văn hóa Đông - Tây. Hệ thống biểu tượng này dệt nên cấp độ hiện thực và siêu thực mang đậm sắc thái văn hóa.(*) Giàn thiêu (của Võ Thị Hảo) đi từ thế giới đầy huyền tích vừa trần tục vừa thần tiên, vừa chính sử vừa dã sử, ở đó nước và lửa đã thoát xác bay lên với vẻ đẹp diệu kỳ, ẩn dấu những thông điệp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
14    77    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.