Tiểu luận về kinh tế vĩ mô

Trong cơ cấu nợ của một quốc gia, nợ công là danh mục nợ lớn nhất. Đây là một cơ cấu tài chính rất phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính trong nước. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ công được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm. Một nền kinh tế lành mạnh bao gồm rất nhiều yếu tố lành mạnh, trong đó có vấn đề nợ công. Cùng với Ban Quản lý nợ, mỗi người dân cần làm tròn nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. | Nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ công: Trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP khá cao: Năm 2010, nợ nước ngoài chiếm 31% GDP (khoảng 44,349 tỷ USD), đến năm 2017 chiếm khoảng 45,2% GDP (khoảng 109,9 tỷ USD). Tỷ lệ nợ nước ngoài cao không chỉ phản ánh khả năng tích lũy vốn trong nước hạn chế, phụ thuộc nhiều vào bên ngoài mà còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản ngoại tệ cho các tổ chức tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại nếu vấn đề kiểm soát dòng vốn ngoại tệ không hiệu quả. Các khoản nợ nước ngoài trước đây chủ yếu là nợ trung và dài hạn nhưng những năm gần đây (đặc biệt giai đoạn 2010 đến nay), tỷ lệ nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên (dưới 5 năm) do Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp nên các ưu đãi vay bị cắt giảm, phải chuyển sang vay thương mại, gây khó khăn cho ngân sách nhà nước do tỷ lệ trả lãi vay và nợ gốc so với tổng thu, chi ngân sách ở mức cao. Mặc khác, nợ nước ngoài trong cơ cấu nợ công của Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào 4 loại ngoại tệ USD, JPY, EURO, SRD có thể tạo ra các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn gắn với sự biến động giá trị của các đồng tiền này.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.