Hương ước là văn bản quy phạm xã hội quy định các quy tắc ứng xử chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm gìn giữ và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của các địa phương (làng xã). Bài viết này đề cập giá trị của các bản hương ước ở Thái Bình trong việc giáo dục ý thức, hình thành nhân cách cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 58-61 GIÁ TRỊ CỦA CÁC BẢN HƯƠNG ƯỚC Ở CÁC LÀNG, XÃ THÁI BÌNH TRONG VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC, HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trịnh Thị Hường, Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 20/08/2018; ngày sửa chữa: 25/08/2018; ngày duyệt đăng: 28/08/2018. Abstrast: The village convention is a social normative document with general codes of conduct agreed by the people which adjust the self-governing social relationships to preserving and promoting the good traditions and customs of the community (village). Hence, the village conventions are valuable documents to educate moral sense and good traditions for the people in general and high school students in particular. This article discusses the values of the village conventions in Thai Binh in awaness education and personality form for high school students in the current context. Keywords: convention value, personality education, student, Thai Binh Province. 1. Mở đầu “Hương ước” - hay còn gọi là “tục lệ”, “lệ làng” là một bản quy ước thành văn có giá trị về mặt văn hóa, truyền thống, gắn liền với lịch sử, trải qua bao biến cố, thăng trầm cùng thời gian, hương ước đến nay vẫn còn được lưu giữ và đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Các bản hương ước của cộng đồng làng xã ở Việt Nam chứa đựng những phong tục, tập quán, quy tắc ứng xử trong việc thờ cúng Thành Hoàng làng, người có công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, cũng như việc thờ cúng tổ tiên, quan hệ gia đình, quan hệ làng xóm, ma chay, cưới hỏi, quan hệ lao động, phân xử tranh chấp trong làng, xã. và một phần quan trọng liên quan đến phân chia, quản lí đất đai, đặc biệt là đất đai hương hỏa. Những nội dung quy định trong hương ước được xây dựng vào đầu thế kỉ XX nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội căn bản phát sinh trong đời sống nông thôn Việt Nam truyền thống. Do vậy, các .