So sánh kĩ thuật phân tích cường độ bão dvorak cải tiến (ADT) và phương pháp phân tích dvorak (DT) trong nghiệp vụ dự báo bão trên khu vực Biển Đông

Bài báo trình bày các kết quả so sánh phân tích cường độ bão bằng phương pháp dvorak cải tiến (ADT) và phương pháp dvorak truyền thống (DT) đang áp dụng trong nghiệp vụ hiện nay. Bên cạnh những phân tích chi tiết cho cơn bão Megi (2010, đánh giá cho 6 mùa bão từ 2010 đến 2015 cho thấy những sai số mang tính hệ thống trong việc ước lượng cường độ bão từ phương pháp ADT trên khu vực Biển Đông và những phân tích tự động mẫu dạng mây bão từ phương pháp này. | BÀI BÁO KHOA HỌC SO SÁNH KĨ THUẬT PHÂN TÍCH CƯỜNG ĐỘ BÃO DVORAK CẢI TIẾN (ADT) VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DVORAK (DT) TRONG NGHIỆP VỤ DỰ BÁO BÃO TRÊN KHU VỰC BIỂN ĐÔNG Trần Quang Năng1, Phạm Phương Dung1, Lưu Khánh Huyền1, Nguyễn Hữu Thành1, Dư Đức Tiến1 Tóm tắt: Bài báo trình bày các kết quả so sánh phân tích cường độ bão bằng phương pháp Drorak cải tiến (ADT) và phương pháp Dvorak truyền thống (DT) đang áp dụng trong nghiệp vụ hiện nay. Bên cạnh những phân tích chi tiết cho cơn bão Megi (2010, đánh giá cho 6 mùa bão từ 2010 đến 2015 cho thấy những sai số mang tính hệ thống trong việc ước lượng cường độ bão từ phương pháp ADT trên khu vực Biển Đông và những phân tích tự động mẫu dạng mây bão từ phương pháp này. Kết quả cho thấy sai số cường độ theo phương pháp ADT với bão có mây dạng Shear, Curved Band và IRRCDO tốt hơn dạng Uniform và Embedded Center và với mẫu dạng mây dạng Eye có sai số lớn nhất. Việc đánh giá chi tiết với phương pháp DT truyền thống cũng chỉ ra được các khoảng tin cậy trong việc áp dụng kết quả mẫu dạng mây bão từ phương pháp ADT. Ngoài ra, sai số của cường độ phân tích từ ADT (có tính đến chuyển đổi giữa trung bình 1-2 phút và 10 phút) và DT cũng được đánh giá chi tiết với số liệu quỹ đạo bão chuẩn của Nhật Bản. Từ khóa: Phương pháp Dvorak, phân tích cường độ bão, kĩ thuật phân tích cường độ bão Dvorak cải tiến. Ban Biên tập nhận bài: 02/01/2018 1. Tổng quan Ngày phản biện xong: 28/01/2018 Trong nghiên cứu về “Đánh giá kết quả áp dụng kỹ thuật Dvorak cải tiến (ADT) phân tích cường độ bão trên biển Đông”, sai số phân tích cường độ bão của phương pháp ADT [5, 6] áp dụng trên số liệu vệ tinh của Nhật Bản giai đoạn 2010 - 2015 [4] đã bước đầu được thực hiện. Việc phát triển của ADT trải qua 5 mốc chính (Hình 1), bao gồm: 1) Phương pháp Dvorak truyền thống (DT); 2) Phương pháp Dvorak tự động ước lượng cường độ bão; 3) Phương pháp Dvorak khách quan; 4) Phương pháp Dvorak khách quan có cải tiến;và cuối cùng là 5) Phương pháp Dvorak cải tiến. Các

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.