Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu tác động của các công trình thủy lợi, thủy điện chính tới dòng chảy hạ du sông Hương, bằng cách tiếp cận hệ thống và phương pháp mô hình toán, các kết quả trong nghiên cứu này cho thấy những tác động định lượng đến dòng chảy ở hạ lưu của các công trình làm cơ sở cho những định hướng khai thác tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN CHÍNH TỚI DÒNG CHẢY HẠ DU SÔNG HƯƠNG Nguyễn Đính Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững tại TP Huế. rong những năm gần đây trên lưu vực sông Hương đã và đang được xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện lớn như đập ngăn mặn Thảo Long, các hồ chứa thủy điện Bình Điền, Hương Điền và hồ chứa thủy lợi Tả Trạch mang lại những lợi ích kinh tế và điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, những công trình này cũng gây ra những tác động đến môi trường, điều kiện tự nhiên trên lưu vực, trong đó đặc biệt quan tâm là những thay đổi dòng chảy ở khu vực hạ lưu các hồ chứa. Bằng cách tiếp cận hệ thống và phương pháp mô hình toán, các kết quả trong nghiên cứu này cho thấy những tác động định lượng đến dòng chảy ở hạ lưu của các công trình làm cơ sở cho những định hướng khai thác tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực. T 1. Giới thiệu lưu vực sông Hương Lưu vực sông Hương có tổng diện tích tự nhiên km2 với tiềm năng tài nguyên nước dồi dào vào bậc nhất Việt Nam, lưu vực hầu như nằm trọn trong tỉnh là những thuận lợi rất lớn cho phát triển, khai thác tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế. Mấy chục năm qua đã có hàng trăm công trình thủy lợi được xây dựng trên lưu vực sông Hương. Trong những năm gần đây các công trình thủy lợi, thủy điện lớn như đập Thảo Long ở hạ lưu, các hồ chứa thủy điện Bình Điền, Hương Điền và hồ chứa thủy lợi Tả Trạch đã và đang được xây dựng mang lại những lợi ích kinh tế và điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh. - Hồ chứa Bình Điền hoàn thành năm 2009, dung tích toàn bộ 423,7 triệu m3 với các nhiệm vụ phát điện công suất lắp máy 44 MW (bình quân 181,66 triệu kWh/năm); tạo nguồn nước tưới cho ha, phòng lũ với dung tích 70 triệu m3; cấp nước sản xuất và sinh hoạt với lưu lượng đảm bảo 1,1 m3/s. - Hồ chứa Hương Điền hoàn thành năm .