Đề tài với nội dung đáng giá vai trò của nghiên cứu khoa học và công nghệ trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực biến đổi khí hậu. Kết quả của những nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH cũng được thảo luận nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền tảng tri thức cần thiết để phục vụ hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI VAI TRÒ CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO LĨNH VỰC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PGS. TS. Trần Hồng Thái, ThS. Lưu Đức Dũng Chương trình KH&CN phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH TS. Nguyễn Đắc Đồng - Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường ThS. Mai Kim Liên - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu hận diện được diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu (BĐKH) và đe doạ của nó tới sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành nhiều văn bản quan trọng, như Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH ; Chiến lược Quốc gia về BĐKH; Kế hoạch hành động Quốc gia về BĐKH giai đoạn 2011 – 2020. Một trong những nội dung xuyên suốt các chiến lược, kế hoạch, chương trình nêu trên là cần đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực. Bài báo này phân tích nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH từ Trung ương đến địa phương và xác định yêu cầu kiến thức khác nhau đối với từng nhóm đối tượng cụ thể. Kết quả của những nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về BĐKH cũng được thảo luận nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nền tảng tri thức cần thiết để phục vụ hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH. N động của BĐKH và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về BĐKH a. Tác động của BĐKH BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Dưới tác động của BĐKH, các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan ngày càng diễn ra khốc liệt hơn về tần suất và cường độ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Ở Việt Nam, chỉ tính riêng trong 10 năm gần đây (2001-2010), các loại thiên tai như: bão, lũ, úng ngập, hạn hán và các thiên tai khác, làm chết và mất tích hơn người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Theo các kịch bản BĐKH, nước .