Châm biếm - tư duy nghệ thuật độc đáo của W.Thackeray

Nghiên cứu từ góc độ sự kết hợp ngòi bút châm biếm của nhiều thể loại trong tiểu thuyết, bài viết làm rõ nghệ thuật châm biếm của Thackeray không đơn thuần là kĩ thuật ở mặt hình thức mà nó trở thành tư duy nghệ thuật chủ đạo của nhà văn, chi phối mạnh đến cách tổ chức tiểu thuyết và tạo ra màu sắc châm biếm độc đáo cũng như màu sắc hiện thực riêng biệt của tiểu thuyết. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 36-43 This paper is available online at DOI: CHÂM BIẾM – TƯ DUY NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO CỦA Nguyễn Thị Thu Dung Phòng Đào tạo, Xúc tiến nghiên cứu và Phát triển, Trường Đại học Việt Nhật Tóm tắt. Nghiên cứu từ góc độ sự kết hợp ngòi bút châm biếm của nhiều thể loại trong tiểu thuyết, bài viết làm rõ nghệ thuật châm biếm của Thackeray không đơn thuần là kĩ thuật ở mặt hình thức mà nó trở thành tư duy nghệ thuật chủ đạo của nhà văn, chi phối mạnh đến cách tổ chức tiểu thuyết và tạo ra màu sắc châm biếm độc đáo cũng như màu sắc hiện thực riêng biệt của tiểu thuyết. Nó là kết tinh tuyệt vời giữa tư duy của một nhà hiện thực và tư duy của một nghệ sĩ thấm đẫm óc hài hước và tài năng châm biếm. Từ khóa: Châm biếm, tư duy nghệ thuật, thực tế, hư cấu. 1. Mở đầu Tư duy nghệ thuật là một loại tư duy mang tính chỉnh thể nhằm phản ánh và biểu hiện đời sống vô cùng phong phú, phức tạp muôn màu muôn vẻ. Ngoài tư duy hình tượng là cơ sở, nó có tính tổng hợp nhiều loại hình tư duy khác nhằm hướng tới sự sáng tạo mang giá trị thẩm mỹ cao, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của đời sống, quy luật của Đẹp. Châm biếm trở thành tư duy chủ đạo trong tư duy nghệ thuật của Thackeray, chi phối cách tổ chức hình thức thể hiện tiểu thuyết, nhào nặn chất liệu để tạo ra thế giới nghệ thuật, hệ thống nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu mang màu sắc độc đáo trong tiểu thuyết Hội chợ phù hoa. Nghiên cứu về Thackeray và nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết của ông, các tài liệu trong nước và nước ngoài chủ yếu dừng lại ở tính chất giới thiệu hoặc khái quát có tính chất gợi mở [1, 2, 3, 5, 6, 10]. Các nhà nghiên cứu còn chưa nhìn nhận đánh giá ngòi bút châm biếm sắc sảo của ông một cách hệ thống, chưa nhận diện phong cách nghệ thuật của ông một cách đồng bộ. Tuy nhiên những lời nhận xét đó là nét “chấm phá”, “điểm huyệt” sắc sảo về .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.