Bài viết này, tác giả phân tích một số khía cạnh trong học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử; chỉ ra sự thể hiện của nó trong triết học Hồ Chí Minh; từ đó, rút ra ý nghĩa của nó trong giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay. | HỌC THUYẾT “TÍNH THIỆN” - TỪ MẠNH TỬ ĐẾN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Lê Đức Thọ1 Tóm tắt: Học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử nếu gạt bỏ đi những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó vẫn còn những giá trị lịch sử nhất định trong đời sống xã hội hiện đại trước những tác động của quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng sáng tạo học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử; được thể hiện sâu sắc trong các quan điểm của Người khi bàn về bản tính con người. Bài viết này, tác giả phân tích một số khía cạnh trong học thuyết “tính thiện” của Mạnh Tử; chỉ ra sự thể hiện của nó trong triết học Hồ Chí Minh; từ đó, rút ra ý nghĩa của nó trong giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Mạnh Tử; Tính thiện; Hồ Chí Minh; Con người; Giáo dục đạo đức. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, những tác động của nó kéo theo sự biến đổi những giá trị đạo đức theo hướng vừa tích cực vừa tiêu cực. Khoa học công nghệ và kinh tế ngày càng phát triển, đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của đời sống con người; nhưng chính nó cũng sẽ tạo ra những nguy cơ, phương tiện khiến nhân loại tàn hại lẫn nhau, một khi con người mất dần cái tính thiện của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu và vận dụng học thuyết “tính thiện” trong triết học Mạnh Tử cũng như sự thể hiện của nó trong triết học Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay. 1 . Học thuyết “tính thiện” trong triết học Mạnh Tử Mạnh Tử họ Mạnh tên Kha, tự là Tử Dư sinh năm (372 – 289 TCN), dòng Mạnh Tôn, ông mồ côi cha lúc lên 3 tuổi, mẹ ông là bà Cừu Thị vì lo cho con đã phải dời nhà hai lần, đến gần trường học. Từ nhỏ, Mạnh Tử đã được gia đình giáo dục theo lễ giáo phong kiến rất chặt chẽ. Lớn lên, ông theo học Tử Tư – cháu nội của Khổng Tử, nhờ đó hiểu rỏ hơn đạo lý của Khổng Tử, tài năng của ông càng có điều kiện .