Nghiên cứu này được thực hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là khu vực có hệ sinh thái đa dạng và phong phú với nhiều loài thực vật quý hiếm. Nghiên cứu nhằm đánh giá được tính đa dạng thực vật quý hiếm tại khu vực và xây dựng được dẫn liệu nhằm phục vụ công tác bảo tồn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp kế thừa, phỏng vấn và điều tra theo tuyến kết hợp với lập ô tiêu chuẩn tạm thời hình tròn diện tích 400m2 để thu mẫu. | Tạp chí KHLN 4/2014 (3524 - 3533) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: )) ĐA DẠNG THỰC VẬT QUÝ HIẾM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG Trịnh Ngọc Bon1, Phạm Quang Tuyến1, Nguyễn Đức Tưng2 1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh 2 Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang TÓM TẮT Từ khoá: Na Hang, thực vật quý hiếm, đa dạng thực vật, bảo tồn Nghiên cứu này được thực hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là khu vực có hệ sinh thái đa dạng và phong phú với nhiều loài thực vật quý hiếm. Nghiên cứu nhằm đánh giá được tính đa dạng thực vật quý hiếm tại khu vực và xây dựng được dẫn liệu nhằm phục vụ công tác bảo tồn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp kế thừa, phỏng vấn và điều tra theo tuyến kết hợp với lập ô tiêu chuẩn tạm thời hình tròn diện tích 400m2 để thu mẫu. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2013 và 2014 đã thu thập bổ sung được 195 loài so với 1162 loài đã công bố của Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) đã đưa tổng số loài đã ghi nhận được là 1357 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong đó, 74 loài thực vật quý hiếm chiếm 5,45% số loài ghi nhận tại Na Hang, thuộc 60 chi, 40 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Số lượng loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007 có 62 loài, 25 loài thuộc Nghị định số 32/2006 và 10 loài theo tiêu chuẩn IUCN 2014. Có 9 dạng sống được ghi nhận, nhiều nhất là nhóm cây gỗ với 43 loài, tiếp đến là nhóm cây cỏ có 26 loài, nhóm cây bụi có 3 loài và thấp nhất là nhóm dây leo có 2 loài. Về giá trị sử dụng có 38 loài có giá trị lấy gỗ, 34 loài có giá trị về mặt dược liệu, 15 loài có giá trị làm cảnh, 9 loài có giá trị làm thực phẩm, 7 loài cho tinh dầu, 3 loài cho ta nanh chất nhuộm, 1 loài có giá trị xây dựng và 1 loài có chất độc. Nghiên cứu đã chỉ ra được số loài cây quý hiếm, có giá trị, công dụng các nhóm các loài cây quý hiếm. Kết quả nghiên cứu làm dẫn liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý nhằm bảo tồn và phát triển thực vật quý hiếm tại Khu bảo .