Quy trình xây dựng bài tập tình huống trong dạy học học phần phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông

Bài viết đề xuất quy trình xây dựng bài tập tình huống trong dạy học học phần Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, lấy ví dụ với phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6A, pp. 87-93 This paper is available online at DOI: QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Kiều Phương Hảo1 , Phạm Thị Bình2 1 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Tóm tắt. Sử dụng bài tập tình huống trong dạy học các học phần Phương pháp dạy học hóa học là một trong các biện pháp hiệu quả để rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên. Việc sử dụng bài tập tình huống còn giúp sinh viên được tiếp cận với những tình huống điển hình, thực tế của quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông, tạo cơ hội cho sinh viên vận dụng kiến thức, kĩ năng về lí luận dạy học hóa học vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay còn rất thiếu tài liệu về bài tập tình huống trong dạy học các học phần phương pháp dạy học hóa học. Trong báo cáo này, chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng bài tập tình huống trong dạy học học phần Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, lấy ví dụ với phương pháp dạy học các bài về chất và nguyên tố hóa học. Từ khóa: Bài tập tình huống, phương pháp dạy học, quy trình xây dựng bài tập tình huống. 1. Mở đầu Trong quá trình dạy học các học phần Lí luận và phương pháp dạy học (PPDH) hóa học cần giúp sinh viên (SV) hiểu rõ các vấn đề về lí luận và vận dụng được chúng vào các tình huống cụ thể. Các PPDH truyền thống trong dạy học đại học bị hạn chế trong việc tạo cơ hội cho SV vận dụng kiến thức, kĩ năng trong các bối cảnh tình huống cụ thể nhưng sử bài tập tình huống (BTTH) là một trong các biện pháp có thể khắc phục được điều đó. Sử dụng BTTH trong dạy học nói chung có tác dụng rất tích cực như: nâng cao tính thực tiễn của môn học, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và hứng thú của học sinh, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày, bảo vệ và

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.