Văn học nói chung, thơ trữ tình nói riêng lấy chất liệu ngôn từ nghệ thuật để xây dựng hình tượng. Ngoài tính chất vật thể là âm thanh, ngôn từ trong tác phẩm văn học mang tính phi vật thể: “ Ta không thể nhìn ngắm sờ mó, chiêm ngưỡng hình tượng văn học như hình tượng mang tính vật thể (hội họa, kiến trúc, điêu khắc). | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 83-92 This paper is available online at DOI: BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thu Hằng Khoa Xã hội, Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt. Văn học nói chung, thơ trữ tình nói riêng lấy chất liệu ngôn từ nghệ thuật để xây dựng hình tượng. Ngoài tính chất vật thể là âm thanh, ngôn từ trong tác phẩm văn học mang tính phi vật thể: “ Ta không thể nhìn ngắm sờ mó, chiêm ngưỡng hình tượng văn học như hình tượng mang tính vật thể (hội họa, kiến trúc, điêu khắc. . . ). Đứng về ấn tượng trực tiếp, hình tượng văn học không có sức mạnh bằng các loại hình nghệ thuật khác, song nó lại có ưu thế đặc biệt chính ở giới hạn này” [16]. Ở giới hạn này, thơ trữ tình có thể diễn đạt sự vô cùng, vô tận của lòng người, của thế giới khách quan. Tiếp nhận văn học, người đọc phải vận dụng năng lực liên tưởng (LT) và tưởng tượng (TT), không có năng lực LT, TT sẽ không có sự sáng tạo cũng như sự tiếp nhận văn học. LT, TT không chỉ là quy luật của nhận thức mà còn là quy luật của cảm xúc. Bồi dưỡng năng lực LT, TT cho HS khi học thơ trữ tình chính là bồi dưỡng một năng lực thẩm mĩ, một thế giới tâm hồn đẹp, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên xã hội và con người để từ đó có khát vọng vươn tới cái đẹp cái cao cả để sống tốt hơn, nhân ái hơn. Từ khóa: Thơ trữ tình, liên tưởng, tượng tượng, trung học phổ thông. 1. Mở đầu Nói đến thơ trữ tình là nói đến sự bộc lộ tình cảm của nhà thơ đã được ý thức. Tình cảm trong thơ không bộc lộ bản năng mà được “lắng lọc qua cảm xúc, gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về tình đời” [11]. Tình cảm trong thơ gắn liền với chủ thể sáng tạo, lấy điểm tựa là cuộc sống. Vì vậy, bất cứ hiện thực nào đi vào trong thơ cũng đều biểu hiện một thế giới tâm hồn, cảm nghĩ của nhà thơ đối với cuộc sống. Tuy nhiên, thơ trữ tình không miêu tả cuộc sống, tư