Hiện nay có rất nhiều loại chủng loại mìn chống bộ binh, cơ giới có ngòi nổ hoạt động theo các nguyên lý khác nhau: mìn từ tính, âm thanh, ra đa, hồng ngoại, mìn chống sóng xung kích có sử dụng ngòi nổ hoạt động theo nguyên lý đàn nhớt cơ học hoặc điện tử. Bài báo nghiên cứu về mô hình phương trình chuyển động của một ngòi nổ dạng đàn-nhớt (Kelvin) và khảo sát phương trình trong các trường hợp tải trọng tác dụng lên mìn khác nhau. | Đọng ngòi mìn bộ binh chống sóng xung kích dựa trên nguyên lý sức cản thủy lực Nghiên cứu khoa học công nghệ ®éng ngßi m×n bé binh chèng sãng xung kÝch dùa trªn nguyªn lý søc c¶n thñy lùc T« §øc Thä, TrÇn Quý §øc Tóm tắt: Hiện nay có rất nhiều loại chủng loại mìn chống bộ binh, cơ giới có ngòi nổ hoạt động theo các nguyên lý khác nhau: mìn từ tính, âm thanh, ra đa, hồng ngoại, mìn chống sóng xung kích có sử dụng ngòi nổ hoạt động theo nguyên lý đàn nhớt cơ học hoặc điện tử. Bài báo nghiên cứu về mô hình phương trình chuyển động của một ngòi nổ dạng đàn-nhớt (Kelvin) và khảo sát phương trình trong các trường hợp tải trọng tác dụng lên mìn khác nhau. Từ khóa: Ngòi nổ, Sóng xung kích, Đàn nhớt, Phương trình chuyển động, Mìn chống bộ binh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã sử dụng hai loại ngòi mìn có khả năng chống được sóng xung kích của lượng nổ thông thường đó là ngòi điện tử MK42MOD3 [5] lắp trên thân bom MK82 (Mỹ gọi là mìn từ tính), Việt Nam thường gọi là bom TN và loại thứ hai lắp trên mìn tai hồng [6]. Đây là loại ngòi nổ cơ học hoạt động theo nguyên lý đàn nhớt của mô hình Kelvin. Trong phạm vi bài báo này, tác giả tập trung nghiên cứu vào loại ngòi mìn cơ học nhằm thiết lập phương trình chuyển động ngòi nổ. Thực tế, theo tài liệu nghiên cứu và ghi chép của lực lượng công binh, mìn tai hồng xuất hiện ở chiến trường 559 từ năm 1968. Loại mìn này thường được rải kết hợp với mìn từ tính chống xe cơ giới nhằm gây khó khăn cho lực lượng khắc phục mìn của ta và không thấy xuất hiện ở các cứ điểm cố định. Các nhà nghiên cứu công binh trong chiến tranh đã gặp loại mìn này và đã có các nghiên cứu để phá nó bằng các lượng nổ nhỏ. Sau đó, thông tin về loại mìn này được chuyển đến các nhà khoa học Nga và nhờ vậy Nga (khi đó là Liên Xô) đã sản xuất được loại ngòi mìn hoạt động trên nguyên lý tương tự có tên là PFM-1[6]. Các loại ngòi này hiện nay đang được nghiên cứu phát triển hơn nữa và