Trong bài viết này các kỹ thuật dựa trên đặc trưng ảnh được sử dụng để tìm ra sự phù hợp giữa các ảnh và xây dựng thuật toán tạo ảnh panorama tự động, ứng dụng giám sát trường nhìn rộng. Với phương pháp này thay vì tự động ghép một cặp hình ảnh, nhiều cặp hình ảnh được liên tục ghép tương đối với nhau để tạo thành một bức tranh panorama toàn cảnh. | Một phương pháp tạo ảnh Panorama ứng dụng trong hệ thống giám sát trường nhìn rộng Đo lường & Tin học MỘT PHƯƠNG PHÁP TẠO ẢNH PANORAMA ỨNG DỤNG TRONG HỆ THỐNG GIÁM SÁT TRƯỜNG NHÌN RỘNG Vũ Minh Khiêm1*, Nguyễn Ngọc Hoa1, Mai Đình Sinh2 Tóm tắt: Trích xuất đặc trưng trên ảnh là kỹ thuật mạnh mẽ được sử dụng trong nhiều ứng dụng của xử lý ảnh như ghép hình ảnh, theo dõi và phát hiện đối tượng. Trong bài báo này các kỹ thuật dựa trên đặc trưng ảnh được sử dụng để tìm ra sự phù hợp giữa các ảnh và xây dựng thuật toán tạo ảnh panorama tự động, ứng dụng giám sát trường nhìn rộng. Với phương pháp này thay vì tự động ghép một cặp hình ảnh, nhiều cặp hình ảnh được liên tục ghép tương đối với nhau để tạo thành một bức tranh panorama toàn cảnh. Kết quả thử nghiệm cho thấy có thể tạo ra một hình ảnh panorama với trường nhìn rộng thời gian thực với chuỗi hình ảnh từ video. Từ khóa: Panorama ; Ghép ảnh; SIFT ; SURF; Homography. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, các máy ảnh thông thường chỉ chụp với một góc 90° so với góc nhìn của mắt người đạt 200° 135° nên người sử dụng khó có thể thu lại toàn cảnh không gian như họ mong muốn. Để giải quyết vấn đề trên, nhiều bức ảnh có phần chồng gối lên nhau được ghép lại để tạo thành một bức ảnh toàn cảnh lớn hơn - hay còn gọi là ảnh panorama. Ảnh panorama phải đạt ít nhất là 110° và đôi khi có thể lên đến 360°. Hiện nay các hệ thống camera giám sát được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Các camera được đặt trên các bệ pan-tilt có thể tự động quay quét để tăng phạm vi giám sát. Tuy nhiên góc nhìn của các loại camera hiện nay tương đối hạn chế, đặc biệt đối với camera ảnh nhiệt, không thể đồng thời giám sát được toàn bộ khu vực, vì thế cần phải nghiên cứu một thuật toán để có thể ghép các ảnh thu về từ camera thành ảnh lớn hơn, hiển thị toàn cảnh khu vực cần giám sát. Trước đây, thuật toán ghép hình ảnh được sử dụng rộng rãi là kỹ thuật căn chỉnh dựa trên đường viền do Lucas và Kanade .