Việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã diễn ra liên tục qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt từ lúc vua Gia Long chính thức xác lập quyền sở hữu năm 1816, và kể cả khi đã mất toàn bộ nền độc lập vào tay thực dân Pháp từ năm 1885 đến năm 1945. | Cuộc đấu tranh với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước năm 1945 (qua tài liệu báo chí đương thời) 64 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM CUỘC ĐẤU TRANH VỚI NHẬT BẢN VỀ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945 (QUA TÀI LIỆU BÁO CHÍ ĐƯƠNG THỜI) Nguyễn Quang Trung Tiến* Ở thế kỷ XIX trở về trước, chuỗi quần đảo phía tây (quần đảo Hoàng Sa) và phía nam (quần đảo Trường Sa) ở Biển Đông với số lượng rất nhiều đảo, đá nhỏ, bãi ngầm không phải là mối quan tâm quá sâu sắc của người Nhật trên con đường giao thương hàng hải với các nước và vùng lãnh thổ phía nam. Có chăng, chỉ là sự cẩn trọng vì những bãi ngầm quá nguy hiểm ở đây là nguyên nhân gây nên nhiều vụ đắm tàu nổi tiếng. Tuy nhiên, bước sang đầu thế kỷ XX, đặc biệt sau thắng lợi của cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản với đế chế Nga (1904-1905), ý thức được vùng biển này có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự, nên Nhật bắt đầu thể hiện tham vọng hướng đến vùng lãnh thổ mới ở phía nam và lên kế hoạch “Nam tiến”.(1) Vì tham vọng của nước Nhật, cuộc tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa giữa Nhật Bản với Việt Nam (do chính quyền bảo hộ Pháp đại diện) từ đầu thế kỷ XX đến kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai năm 1945 diễn ra dai dẳng và căng thẳng, thậm chí quyết liệt hơn nhiều so với cuộc đấu tranh giữa Việt Nam với nhà Mãn Thanh và chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Trung Quốc lúc đó. Đây sẽ là nội dung chính mà bài viết này hướng đến, dựa trên nguồn tài liệu báo chí đương thời thu thập được. *** Quá trình “Nam tiến” của Nhật Bản bắt đầu từ quần đảo Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa), nằm trong vùng biển gần Đài Loan nhất. Chiều 30/6/1907 (năm Minh Trị thứ 40), thương gia Nishizawa Yoshiksugu và hơn 100 công dân Nhật lên đường hướng về quần đảo Pratas, và thực hiện cuộc đổ bộ để cắm quốc kỳ Nhật có chiều dài 20m vào ngày 3/7/1907. Họ xây dựng một cột mốc cao 4,5m ghi dấu Nhật Bản đã phát