Các mối tương tác biển - đất liền trong vùng ven bờ bị chi phối chủ yếu bởi các quá trình thủy động lực như sóng, dòng chảy, lưu lượng nước sông, thủy triều trong đó thủy triều đóng vai trò quan trọng. | Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về động lực trầm tích lơ lửng trong mùa lũ tại vùng biển ven bờ cửa sông Hậu Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 16, Số 2; 2016: 122-128 DOI: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ ĐỘNG LỰC TRẦM TÍCH LƠ LỬNG TRONG MÙA LŨ TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ CỬA SÔNG HẬU Nguyễn Ngọc Tiến1*, Nguyễn Trung Thành1, Vũ Hải Đăng1, Vũ Duy Vĩnh2 1 Viện Địa chất và Địa vật lý biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: nntien@ Ngày nhận bài: 29-6-2015 TÓM TẮT: Các mối tương tác biển - đất liền trong vùng ven bờ bị chi phối chủ yếu bởi các quá trình thủy động lực như sóng, dòng chảy, lưu lượng nước sông, thủy triều trong đó thủy triều đóng vai trò quan trọng. Tại các khu vực có lưu lượng phù sa lớn như vùng ven biển sông Hậu, các quá trình này càng trở nên rõ rệt khi phân tích từ số liệu khảo sát trong thời kỳ mùa lũ (tháng 9) thuộc chương trình hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (2013 - 2015) và đề tài độc lập mã số (2015 - 2016). Trong chuyến khảo sát này, mục đích là điều tra sự lắng đọng và phân bố theo không gian, thời gian của hàm lượng trầm tích lơ lửng. Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát ảnh hưởng của dòng triều trong mối tương quan với hàm lượng trầm tích lơ lửng. Độ muối (đơn vị PSU - Practical Salinity Unit), hàm lượng trầm tích lơ lửng (đơn vị đo NTU - Nephelometric Turbidity Units) được đo bằng thiết bị Compac-CTD (Depth temperature conductivity chlorophyll turbidity), và thiết bị đo độ đục OBS-3A (Turbidity and Temperature Monitoring System). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng trầm tích lơ lửng tương quan với vận tốc dòng chảy. Tốc độ dòng chảy khi triều lên đến 60 cm/s ở lớp mặt và 40 cm/s ở đáy tạo nên sự tăng nồng độ trầm tích lơ lửng trong cột nước ở tầng đáy .