Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu áp dụng phương pháp đường cong tensor gradient trọng lực CGGT (the curvature gravity gradient tensor) của Oruç, B., và nnk., (2013) kết hợp với phương pháp biến đổi trường để phác thảo các phân vùng cấu trúc chính trong móng trước Kainozoi trên khu vực vịnh Bắc Bộ và lân cận. | Nghiên cứu áp dụng phương pháp mới phân vùng các cấu trúc chính móng trước Kainozoi khu vực vịnh Bắc Bộ và lân cận Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 16, Số 4; 2016: 356-363 DOI: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỚI PHÂN VÙNG CÁC CẤU TRÚC CHÍNH MÓNG TRƯỚC KAINOZOI KHU VỰC VỊNH BẮC BỘ VÀ LÂN CẬN Nguyễn Kim Dũng Viện Địa chất và Địa vật lý biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam E-mail: kimdunggeo@ Ngày nhận bài: 4-1-2016 TÓM TẮT: Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu áp dụng phương pháp đường cong tensor gradient trọng lực CGGT (the curvature gravity gradient tensor) của Oruç, B., và nnk., (2013) kết hợp với phương pháp biến đổi trường để phác thảo các phân vùng cấu trúc chính trong móng trước Kainozoi trên khu vực vịnh Bắc Bộ và lân cận. Phương pháp được tính toán thử nghiệm trên mô hình số sau đó vận dụng vào số liệu thực tế trên khu vực nghiên cứu. Phương pháp được áp dụng ở đây cho kết quả định tính nhanh và tương đối chính xác. Đường đồng mức 0 của giá trị riêng lớn 1 (giá trị riêng của ma trận gồm 4 phần tử là các thành phần gradient ngang của tensor) đã phác họa được biên của nguồn có mật độ dư dương, đường đồng mức 0 của giá trị riêng nhỏ đã phác họa 2 được biên của nguồn có mật độ dư âm. Quỹ tích các đường đồng mức 0 của tích số hai giá trị riêng det( ) tại nhiều mức nâng trường đã phác họa được hình thái biên của các khối cấu trúc 1 2 chính nằm ở các độ sâu khác nhau. Đặc biệt các giá trị dương thể hiện các khối nâng như thềm Thanh Nghệ, thềm Hạ Long, . các giá trị âm thể hiện các trũng, địa hào như trũng Đông Quan, địa hào Quãng Ngãi, Kết quả đạt được cho thấy có nhiều sự trùng hợp so với một số kết quả nghiên cứu đã công bố. Từ khóa: Xác định biên vật thể, phương pháp mới, CGGT, khối cấu trúc, móng trước Kainozoi. MỞ ĐẦU Rasmussen, T. M., (1990) [5], Beiki, M., (2010) [6], phân tích