Nghiên cứu đánh giá định lượng các thành phần nước dâng trong bão bằng mô hình số trị

Trong nghiên cứu này định lượng các thành phần nước dâng gây ra bởi gió, áp suất khí quyển và sóng trong bão được tính toán phân tích bằng mô hình số trị tích hợp thủy triều, sóng biển và nước dâng do bão (SuWAT - Surge, Wave and Tide). | Nghiên cứu đánh giá định lượng các thành phần nước dâng trong bão bằng mô hình số trị Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 17, Số 2; 2017: 132-138 DOI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG CÁC THÀNH PHẦN NƯỚC DÂNG TRONG BÃO BẰNG MÔ HÌNH SỐ TRỊ Vũ Hải Đăng1*, Nguyễn Bá Thủy2, Đỗ Đình Chiến3, Sooyoul Kim4 1 Viện Địa chất và Địa Vật lý biển, VAST 2 Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương 3 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu 4 Khoa Công trình Sau Đại học, Đại học Tottori, Tottori, 680-850, Nhật Bản * E-mail: vuhaidang@ Ngày nhận bài: 20-4-2016 TÓM TẮT: Trong nghiên cứu này định lượng các thành phần nước dâng gây ra bởi gió, áp suất khí quyển và sóng trong bão được tính toán phân tích bằng mô hình số trị tích hợp thủy triều, sóng biển và nước dâng do bão (SuWAT - Surge, Wave and Tide). Ảnh hưởng của thủy triều cũng được xem xét đánh giá. Trong đó, thủy triều và nước dâng do bão được tính toán dựa trên hệ phương trình nước nông phi tuyến hai chiều có xét đến nước dâng tạo bởi ứng suất sóng tính từ mô hình SWAN, một mô hình thành phần trong mô hình SuWAT. Mô hình đã được áp dụng để tính toán nước dâng trong bão Xangsane đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 9/2006 với một số phương án tính toán khác nhau. Kết quả cho thấy, ảnh hưởng của thủy triều là không đáng kể do biên độ triều nhỏ, nước dâng do áp suất khí quyển chỉ đáng kể tại vùng ngoài khơi khi cường độ bão còn mạnh. Trong khi đó, tại vùng ven bờ nước dâng do ứng suất gió và ứng suất sóng chiếm phần lớn trong mực nước dâng tổng cộng trong bão. Từ khóa: Nước dâng do bão, tương tác nước dâng - sóng - thủy triều, mô hình tích hợp nước dâng, sóng và thủy triều. MỞ ĐẦU Philippines tháng 11/2013 gây nước dâng cực đại 6,5 m làm hơn người chết, thiệt hại Với km đường bờ biển nằm trong lên đến 14 tỷ USD. Tại dải ven biển Việt Nam khu vực chịu tác động .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.