Mục đích của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân và huy động nguồn lực tài từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. | Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam 1 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thành quả tăng trưởng kinh tế nước ta trong những năm qua, theo nhiều nghiên cứu là nhờ chủ yếu vào việc huy động thành công các nguồn lực tài chính và các nguồn lực lao động, tài nguyên để đưa vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, là một nước đang phát triển với khả năng tích lũy tài chính còn thấp so với nhu cầu đầu tư tăng nhanh, việc nâng cao khả năng huy động nguồn lực tài chính có ý nghĩa thiết yếu. Thực tế thời gian qua cho thấy, việc huy động nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước khá ổn định. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính này có giới hạn và chủ yếu sử dụng tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng. Nguồn tài chính từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, tạo lực đẩy cần thiết cho phát triển, nhưng lại không ổn định, phụ thuộc vào bên ngoài, và chỉ tập trung vào một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Vì vậy, huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân trong nước có ý nghĩa quan trọng. Tuy vậy, kết quả huy động thực tế vẫn còn khoảng cách lớn với tiềm năng tài chính của khu vực này. Việc không huy động sử dụng nguồn vốn tài chính trong dân vào phát triển kinh tế xã hội không chỉ là sự lãng phí nguồn lực rất lớn, trong khi chúng ta đang thiếu nguồn lực tài chính cho đầu tư, mà còn có thể gây ra những hệ quả không mong muốn như đầu cơ vào vàng, ngoại tệ, nhà đất tạo ra bong bóng, gây bất ổn định kinh tế - xã hội. Việc tìm ra những giải pháp thúc đẩy việc huy động nguồn lực tài chính tư nhân vào phát triển kinh tế - xã hội, do đó, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Hiện nay, các công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội khá đa dạng về số lượng, phong phú về nội dung, nhưng những nghiên .