Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long: Từ thực tiễn đến chính sách

Chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là nơi giao thương, làm ăn kinh tế, mà còn là nơi thể hiện nét văn hóa độc đáo chỉ có ở miền sông nước Nam Bộ. Tuổi của nó có thể đã hàng trăm năm, hình thành và tồn tại cùng với vùng đất và con người phương Nam. Nhưng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là công nghiệp ngày nay, đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa, kinh tế, xã hội nơi đây. Vì vậy, cần có những chính sách hợp lý, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của cư dân thương hồ cũng như văn hóa nơi đây. | Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long: Từ thực tiễn đến chính sách PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH CHỢ NỔI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Trần Thị Bích Thủy ề vùng đất phương Nam sông nước hữu tình, có lẽ không ai không V biết đến những chợ nổi với những tên gọi mộc mạc, dân dã đã đi vào thơ ca dân gian: Dòng sông khi đục khi trong Chỉ riêng chợ nổi người đông bốn mùa Đây là những chợ độc đáo xuất hiện ở ngã ba, ngã bảy của vùng sông nước miền Tây, được gọi là chợ nổi, hay là chợ trên sông. Chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là nơi giao thương, làm ăn kinh tế, mà còn là nơi thể hiện nét văn hóa độc đáo chỉ có ở miền sông nước Nam bộ. Tuổi của nó có thể đã hàng trăm năm, hình thành và tồn tại cùng với vùng đất và con người phương Nam. Nhưng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt là công nghiệp ngày nay, đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa, kinh tế, xã hội nơi đây. Vì vậy, cần có những chính sách hợp lý, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của cư dân thương hồ cũng như văn hóa nơi đây. 1. Khái quát về chợ nổi Đồng Bằng Sông Cửu Long Được mệnh danh là vùng đất “Chín Rồng” bởi Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chi chít sông ngòi kênh rạch. Và để thích nghi với điều kiện sống như thế, cư dân miền Tây sông nước đã hình thành một phương thức mưu sinh mang tính đặc thù riêng của vùng: con người sinh hoạt mua bán, trao đỏi hàng hóa trên sông nước bằng các phương tiện vận tải đường thủy, đó là chợ nổi. Nơi đây là thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa mạnh nhất khu vực ĐBSCL. Gần như các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đều có chợ nổi: Ngã Bảy, Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), An Hữu, Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Năm, Trà Men (Sóc Trăng), Năm Căn, phường 8, Thới Bình (Cà Mau), Long Xuyên (An Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp). Theo Nhâm Hùng trong Chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long (2009), thì hình thức chợ nổi chỉ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.