Ngay sau khi tác giả "Những ngày thơ ấu", “Bỉ vỏ” qua đời, Nguyễn Đăng Mạnh đã viết bài "Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng” đăng trên báo Nhân dân số 10189, ra ngày 16-5-1982. Có người cho rằng bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh là một điếu văn thương tiếc một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam vừa quá cố. Tác giả không nói về tiểu sử mà chỉ nói về văn chương, con người và vị trí của Nguyên Hồng trong lịch sử văn học dân tộc. | Những cảm nhận của em về bài "Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng" của Nguyễn Đăng Mạnh Đề bài: Những cảm nhận của em về bài "Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng" của Nguyễn Đăng Mạnh Bài làm Ngay sau khi tác giả "Những ngày thơ ấu", “Bỉ vỏ” qua đời, Nguyễn Đăng Mạnh đã viết bài "Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng” đăng trên báo Nhân dân số 10189, ra ngày 1651982. Có người cho rằng bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh là một điếu văn thương tiếc một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam vừa quá cố. Tác giả không nói về tiểu sử mà chỉ nói về văn chương, con người và vị trí của Nguyên Hồng trong lịch sử văn học dân tộc. Phần đầu, Nguyễn Đăng Mạnh nói về giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo trong tác phẩm Nguyên Hồng. Lời đánh giá vừa sâu sắc vừa chí tình: "Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầu chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một nhà văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con người”. Cái tâm của Nguyên Hồng rất nồng hậu, ông luôn luôn đặt cái “tâm” nóng hổi của mình trên trang sách. Tác giả nhắc lại cái chết đau đớn của người đàn bà nông dân theo đạo Thiên Chúa được nói đến trong truyện ngắn Linh hồn, tác phẩm đầu tay của Nguyên Hồng đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy năm 1936 để chỉ rõ: Nguyên Hồng bước vào nghề văn là “để nói lên nỗi khổ đau oan ức không cùng của dân nghèo thấp cổ bé họng trong xã hội cũ, đặc biệt là người phụ nữ lao động”. Từ Bỉ vỏ đến Những ngày thơ ấu, từ Quán Nải đến của Cửa biển., hình ảnh người đàn bà oan khổ, đau khổ theo đuổi, ám ảnh ngòi bút của ông. Chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm trên trang văn Nguyên Hồng là “chủ nghĩa nhân đạo thống thiết", có lẽ vì thế mà ông "cứ đổ dồn dập lên đầu nhân vật của mình đủ thứ tai hoa trên đời". Là nhà văn cùng khổ, ông đã dành tất cả tình yêu thương, niềm tin mãnh liệt đối với .