Đoạn hai là đoạn "chép tội giặc" ("Đã có đất này chép tội"). Chép tội chúng nó vào lòng mình, vào lòng mỗi người Kinh Bắc, vào lòng mỗi người Việt Nam. Lời chép tội vì thế tuôn trào như những đợt sóng tình cảm, đợt này tiếp đợt khác, chất chứa biết bao yêu thương, tiếc nhớ, xót xa, căm giận. Mỗi đợt sóng dội lên biết bao thương nhớ, lên những gì đáng yêu, đáng quý nhất của quê hương để càng đau đớn xót xa khi biết rằng giặc đã tàn phá tất cả rồi: "Bây giờ tan tác về đâu", "Bây giờ đi đâu về đâu". | Phân tích đoạn thơ "chép tội giặc" (từ Bên kia sông Đuống đến Chúng ta không biết nguôi hờn) trong Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm Đề bài: Phân tích đoạn thơ "chép tội giặc" (từ Bên kia sông Đuống đến Chúng ta không biết nguôi hờn) trong Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm Bài làm Đoạn hai là đoạn "chép tội giặc" ("Đã có đất này chép tội"). Chép tội chúng nó vào lòng mình, vào lòng mỗi người Kinh Bắc, vào lòng mỗi người Việt Nam. Lời chép tội vì thế tuôn trào như những đợt sóng tình cảm, đợt này tiếp đợt khác, chất chứa biết bao yêu thương, tiếc nhớ, xót xa, căm giận. Mỗi đợt sóng dội lên biết bao thương nhớ, lên những gì đáng yêu, đáng quý nhất của quê hương để càng đau đớn xót xa khi biết rằng giặc đã tàn phá tất cả rồi: "Bây giờ tan tác về đâu", "Bây giờ đi đâu về đâu". Thành ra đoạn thơ "chép tội giặc" cũng là đoạn thơ vẽ nên bức tranh sinh động về cảnh vật và con người nơi quê hương Kinh Bắc. Đối lập với sự tàn bạo thô bỉ của giặc, hình ảnh quê hương càng đẹp, càng đáng yêu, đáng quý hơn bao giờ. Và như vậy thì càng đau đớn xót xa. Quê hương Kinh Bắc, ấy là mảnh đất nghìn năm văn hiến với nghệ thuật tranh Đông Hồ nổi tiếng, với biết bao đền chùa thắng tích cổ kính, những lễ hội đầu xuân đông vui nói vọng thanh bình. Ấy là những cảnh sinh hoạt làm ăn tấp nập của nhân dân, cảnh chợ búa đông vui, cảnh giăng tơ dệt lụa nhộn nhịp. Ấy là nơi những con người thật đẹp và đáng yêu: những cô gái quê Kinh Bắc răng đen nền nã, khuôn mặt búp sen xinh tươi, thanh quý, những cô gái đảm đang, trẻ trung, tình tứ mà rất đỗi dịu dàng "cười như mùa thu tỏa nắng". Tất cả đã lọt vào tay giặc. Chúng đốt hết, phá hết: "Bây giờ tan tác về đâu". Trong cảnh loạn li, thương biết bao những sinh mệnh yếu đuối nhất: những mẹ già còm cõi, những đứa trẻ thơ bơ vơ. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh mẹ già trở đi trở lại .