Phân tích hàm ý trong bài ca dao sau: "Bao giờ rau diếp làm đình/ Gỗ lim làm ghém thì mình với ta"

Câu ca dao dựng lên một sự ngược đời, đối lập đầy hàm ý. Rau diếp là một loại cây nhỏ, cùng họ với cúc, được trồng nhiều chủ yếu làm rau ăn (lá thường được dân gian dùng để ăn ghém). Khi trưởng thành, cây có thể cao khoảng trên dưới 10cm. Gỗ lim là một loại cây thân gỗ cứng, chắc, nặng khả năng chịu lực tốt, không bị mối mọt. Gỗ thường dùng làm cột, kèo, xà. trong các công trình kiến trúc theo lối cổ hoặc làm các đồ gia dụng như giường, phản. Gỗ lim còn có một đặc tính quí nữa là không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết xấu nên được ưa chuộng trong các công việc làm nhà cửa, lát sàn. | Phân tích hàm ý trong bài ca dao sau: "Bao giờ rau diếp làm đình/ Gỗ lim làm ghém thì mình với ta" Đề bài: Phân tích hàm ý trong bài ca dao sau: "Bao giờ rau diếp làm đình/ Gỗ lim làm ghém thì mình với ta" Bài làm Ca dao dân ca luôn là những tiếng nói ân tình của người lao động được thể hiện một cách nhuần nhị, kín đáo. Cô gái trong ca dao khi diễn tả nỗi nhớ với người mình yêu thương đã nói theo một cách riêng: Khăn thương nhớ ai? Khắn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai? Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Và khi không dành tình cảm cho người đang theo đuổi mình thì cũng thật tế nhị: Bao giờ rau diếp làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình với ta Câu ca dao dựng lên một sự ngược đời, đối lập đầy hàm ý. Rau diếp là một loại cây nhỏ, cùng họ với cúc, được trồng nhiều chủ yếu làm rau ăn (lá thường được dân gian dùng để ăn ghém). Khi trưởng thành, cây có thể cao khoảng trên dưới 10cm. Gỗ lim là một loại cây thân gỗ cứng, chắc, nặng khả năng chịu lực tốt, không bị mối mọt. Gỗ thường dùng làm cột, kèo, xà. trong các công trình kiến trúc theo lối cổ hoặc làm các đồ gia dụng như giường, phản. Gỗ lim còn có một đặc tính quí nữa là không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết xấu nên được ưa chuộng trong các công việc làm nhà cửa, lát sàn. Đây có thể nói là hai loại thực vật đối lập nhau hoàn toàn về hình dạng, đặc tính và công dụng. Vậy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ lại đưa ra một hoán đổi. Thứ ra mềm yếu sống bám mặt đất kia có thể thay vào vị trí của “gỗ lim”: làm đình tức làm những thứ như cột, kèo, xà. là bộ xương sống, làm nên kiến trúc ngôi đình. Còn gỗ lim lại được lấy để thay vào vị trí mà rau diếp thường làm: làm ghém. Sự hoán đổi là không thể thực hiện. Cũng giống như nhân vật trữ tình trong một bài ca dao cũng đã nói với bạn mình: Khi nào trạch đẻ ngọn đa .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.