Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi bằng tảo bám trên vật liệu lọc

Nghiên cứu sử dụng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tạo màng tảo bám trên các vật liệu khác nhau (hạt nhựa, đất sét nung, xơ dừa, sỏi và đá cuội) và ứng dụng loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải. Nghiên cứu được thực hiện bằng thử nghiệm quy mô nhỏ qua hai pha tạo màng và xử lý nước thải. Kết quả cho thấy tảo bám bổ sung phát triển trên vật liệu lọc dạng hạt nhựa nhanh nhất, sau đó đến đất sét nung, xơ dừa và cuối cùng là sỏi và đá cuội, trong đó mật độ đạt đến 12-23×106 TB/cm2 vào ngày thứ 9-12. | Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi bằng tảo bám trên vật liệu lọc Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 10: 826-834 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(10): 826-834 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI BẰNG TẢO BÁM TRÊN VẬT LIỆU LỌC Nguyễn Thị Thu Hà1*, Hồ Thị Thúy Hằng1, Đỗ Phương Chi2, Đinh Tiến Dũng2, Trịnh Quang Huy1 1 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Trung tâm Phân tích và Chuyển giao Công nghệ Môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp * Tác giả liên hệ: tqhuy@ Ngày nhận bài: Ngày chấp nhận đăng: TÓM TẮT Nghiên cứu sử dụng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tạo màng tảo bám trên các vật liệu khác nhau (hạt nhựa, đất sét nung, xơ dừa, sỏi và đá cuội) và ứng dụng loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải. Nghiên cứu được thực hiện bằng thử nghiệm quy mô nhỏ qua hai pha tạo màng và xử lý nước thải. Kết quả cho thấy tảo bám bổ sung phát triển trên vật liệu lọc dạng hạt nhựa nhanh nhất, sau đó đến đất sét nung, xơ dừa và cuối cùng là 6 2 sỏi và đá cuội, trong đó mật độ đạt đến 12-23×10 TB/cm vào ngày thứ 9-12. Các chi tảo thích hợp với điều kiện nước thải là Amphipleura, Cyclotella, Navicula, Nitzschia (tảo cát), Euglena (tảo mắt), Closterium, Pediastrum, Ulothrix (tảo lục) và Aphanothece (tảo lam). Sử dụng màng tảo đã hình thành để xử lý nước thải (ban đầu ô nhiễm hữu cơ, nitơ, photpho, vi sinh vật, có độ đục cao), cho kết quả đạt quy chuẩn (QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 62- MT:2016/BTNMT) sau 3 ngày đối với nước thải sinh hoạt và 5 ngày đối với nước thải chăn nuôi, hiệu quả xử lý đều đạt trên 65% đối với tất cả các công thức thí nghiệm, đặc biệt đạt trên 80% đối với N và P; trên 94% đối với tổng coliform. Từ khóa: Nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, tảo bám, vật liệu lọc, xử lý nước thải. Domestic and Livestock Wastewater Treatment by Periphyton and Filter Materials ABSTRACT This .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
160    319    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.