Bình giảng bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử.

"Đây thôn Vĩ Dạ" rút trong "Tập thơ Điên" xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ đã qua đời. Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con người xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu. Hàn Mặc Tử đã viết về một tình yêu - tình yêu đơn phương thơ mộng đắm say, lung linh trong sáng đến huyền ảo. Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khát khao về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ. | Bình giảng bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử. Đề bài: Bình giảng bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử. Bài làm Mấy ai dã từng say trăng như Hàn Mặc Tử? Cả một thế giới trăng trong thơ ông: "Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu Đợi gió đông về để lả lơi " (Bẽn lẽn) "Bỗng đêm nay trước cửa bóng trăng quỳ Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu". (Hãy nhập hồn em) "Bông nguyệt leo song sờ sẫm gối Gió thu lọt cửa cọ mài chăn". (Đêm không ngủ) Thi sĩ còn nói đến thuyền trăng, sông trăng, sóng trăng. Cả một thế giới trăng mộng ảo, huyền diệu. Thơ Hàn Mặc Tử rợn ngợp ánh trăng, thể hiện một tâm hồn "say trăng" với tình yêu tha thiết cuộc đời, vừa thực vừa mơ. Ông là một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của phong trào Thơ mới (1932 ­ 1941). Với 28 tuổi đời (1912 ­ 1940), ông để lại cho nền thơ ca dân tộc hàng trăm bài thơ và một số kịch thơ đặc sắc. Thơ của ông như trào ra từ máu và nước mắt, có không ít hình tượng kinh dị. Cũng chưa ai viết hay về mùa xuân và thiếu nữ ("Mùa xuân chín"), về Huế đẹp và thơ ("Đây thôn Vĩ Dạ") như Hàn Mặc Tử. "Đây thôn Vĩ Dạ" rút trong "Tập thơ Điên" xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ đã qua đời. Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con người xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu. Hàn Mặc Tử đã viết về một tình yêu ­ tình yêu đơn phương thơ mộng đắm say, lung linh trong sáng đến huyền ảo. Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khát khao về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ. Câu đầu của khổ thơ thứ nhất "dịu ngọt" như một lời chào mời, vừa mừng vui hội ngộ, vừa nhẹ nhàng trách người thương xiết bao thương nhớ, đợi chờ. Giọng thơ êm dịu, đằm thắm và tình tứ: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". Có mấy xa xôi. Cảnh cũ người xưa .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.