Phân tích bài “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan

"Chiều hôm nhớ nhà" và "Qua Đèo Ngang" hai kiệt tác thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Đó là chùm thơ của Bà Huyện Thanh Quan sáng tác trong những tháng ngày nữ sĩ trên đường thiên lí vào Kinh đô Huế nhận chức nữ quan trong triều Nguyễn. Có thể coi đó là những bút kí bằng thơ vô cùng độc đáo. Thơ của Bà Huyện Thanh Quan thấm một nỗi buồn li biệt hoặc hoài cổ, hay nói đến hoàng hôn, lời thơ trang nhã, sử dụng nhiều từ Hán-Việt (bảng lảng, hoàng hôn, ngư ông, viễn phố.) tạo nên phong cách trang trọng, cổ kính, nhạc điệu trầm bổng hấp dẫn. "Chiều hôm nhớ nhà" là một bông hoa nghệ thuật chứa chan tình thương nhớ, bâng khuâng | Phân tích bài “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan Đề bài: Phân tích bài ”Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan Bài làm Ai đã từng đọc "Truyện Kiều" chắc không thể nào quên được câu thơ của Nguyễn Du nói về hoàng hôn: “Song sa vò võ phương trời, Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Cũng nói về hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương, bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan là một kiệt tác của nền thơ Nôm Việt Nam trong thế kỉ XIX: "Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nổi hàn ôn?". Câu thơ đầu tả ánh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hai chữ "bảng lảng" có giá trị tạo hình đặc sắc: ánh sáng lờ mờ lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn: "Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn". Hai chữ "bảng lảng" là nhãn tự ­ như con mắt của câu thơ. Nguyễn Du cũng có lần viết: Trời tây bảng lảng bóng vàng" (Truyện Kiều). Chỉ qua một vần thơ, một câu thơ, một chữ thôi, người đọc cũng cảm nhận được ngòi bút thơ vô cùng điêu luyện của Bà Huyện Thanh Quan. Đối với người đi xa, khoảnh khắc hoàng hôn, buồn sao kể hết được? Nỗi buồn ấy lại được nhân lên khi tiếng ốc (tù và) cùng tiếng trống đồn "xa đưa vẳng" lại. Chiều dài (tiếng ốc), chiều cao (tiếng trống đồn trên chòi cao) của không gian được diễn tả qua các hợp âm ấy, đã gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái. Câu thơ vừa có ánh sáng (bảng lảng) vừa có âm thanh (tiếng ốc, trống dồn) tạo cho cảnh hoàng hôn miền đất lạ mang màu sắc dân dã: "Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    16    4    27-11-2024
12    21    1    27-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.