Bài viết đề xuất quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa áp dụng cho vùng ĐBSH là kết hợp giữa công thức tưới khô vừa và khô kiệt (giai đoạn rút nước khi mực nước ruộng ở mức -10 cm so với mặt ruộng thì mới tưới lại); quy trình có tổng lượng nước tưới vụ Xuân từ 3100÷3900 m3/ha; vụ Mùa từ 2500÷3400 m3/ha. | Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa, giảm phát thải khí nhà kính (CH4, N2O) vùng đồng bằng sông Hồng KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUY TRÌNH TƯỚI TIÊU KHOA HỌC CHO LÚA, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH (CH4, N2O) VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Lê Xuân Quang Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường Tóm tắt: Quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính theo kinh nghiệm từ Nhật Bản là kết quả nghiên cứu từ đề tài hợp tác quốc tế theo nghị định thư với Nhật Bản, đề tài được nghiên cứu thử nghiệm trong 6 vụ (2015÷2017) tại xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên theo 3 công thức tưới: công thức tưới khô kiệt (giai đoạn rút nước khi mực nước ruộng ở mức -15 cm so với mặt ruộng mới tưới lại), công thức tưới khô vừa (giai đoạn rút nước khi mực nước ruộng ở mức -5 cm so với mặt ruộng mới tưới lại) và công thức tưới truyền thống có tổng diện tích khu thí nghiệm 50,2 ha. Kết quả cho lượng nước tưới trung bình của khô kiệt bằng 65,7% và khô vừa và bằng 74,2% so với khu truyền thống. Khu khô vừa cho năng suất cao nhất 7,60 tấn/ha. Lượng phát thải khí nhà kính trong 3 năm công thức tưới khô kiệt thấp nhất, tiết kiệm được 35,47% và công thức tưới khô vừa giảm được 30,21% so với công thức tưới truyền thống; lượng phát thải khí CH4 vụ Mùa gấp từ 1,97 đến 7,13 lần vụ xuân. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất quy trình tưới tiêu khoa học cho lúa áp dụng cho vùng ĐBSH là kết hợp giữa công thức tưới khô vừa và khô kiệt (giai đoạn rút nước khi mực nước ruộng ở mức -10 cm so với mặt ruộng thì mới tưới lại); quy trình có tổng lượng nước tưới vụ Xuân từ 3100÷3900 m3/ha; vụ Mùa từ 2500÷3400 m3/ha. Từ khóa: Quản lý nước mặt ruộng lúa, kỹ thuật tưới khô ướt xen kẽ, giảm phát thải khí nhà kính. Summary: The process of scientific irrigation for rice, water saving, and greenhouse gas emission reduction according to the experience of Japan is the result of research on the international cooperation project under the Protocol with .