Đính chính đôi chỗ liên quan đến việc đào vét kênh Bảo Định năm 1705 và 1819

Từ xa xưa, sông Vàm Cỏ Tây tại địa phận thành phố Tân An (tỉnh Long An) hiện nay đã có con rạch nhỏ gọi là rạch Vũng Gù, chảy về hướng nam khoảng 10km và cạn dần rồi kết thúc tại chỗ quán [Thị] Cai, nay là chợ Tịnh Hà, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Tại Mỹ Tho, từ Sông Tiền cũng có con rạch nhỏ gọi là rạch Mỹ Tho, chảy về hướng bắc khoảng 10km và cạn dần rồi kết thúc tại chỗ chợ Bến Tranh/ Lương Phú (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) hiện nay. | Đính chính đôi chỗ liên quan đến việc đào vét kênh Bảo Định năm 1705 và 1819 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 2 154 . 2019 23 ĐÍNH CHÍNH ĐÔI CHỖ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC ĐÀO VÉT KÊNH BẢO ĐỊNH NĂM 1705 VÀ 1819 Lê Công Lý Từ xa xưa sông Vàm Cỏ Tây tại địa phận thành phố Tân An tỉnh Long An hiện nay đã có con rạch nhỏ gọi là rạch Vũng Gù chảy về hướng nam khoảng 10km và cạn dần rồi kết thúc tại chỗ quán Thị Cai nay là chợ Tịnh Hà xã Mỹ Tịnh An huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Tại Mỹ Tho từ Sông Tiền cũng có con rạch nhỏ gọi là rạch Mỹ Tho chảy về hướng bắc khoảng 10km và cạn dần rồi kết thúc tại chỗ chợ Bến Tranh Lương Phú xã Lương Hòa Lạc huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang hiện nay. Phần ngọn con rạch này cũng cạn dần rồi kết thúc nên dân gian gọi Hóc Đùn. Ở khoảng giữa đầu nguồn hai con rạch này là đất liền. Hình 1 Bản đồ lịch trình đào kinh Bảo Định. Nguồn Google maps. Lê Công Lý ký chú. Do nhu cầu về quân sự và giao thông nên năm Ất Dậu 1705 Chính thống Vân Trường hầu Nguyễn Cửu Vân cho đào một con kinh nhỏ dài khoảng 9km làm hào lũy nối hai đầu nguồn của hai con rạch này với nhau gọi là kinh Vũng Gù. Như vậy kinh Vũng Gù là con kinh sớm nhất ở Nam Kỳ do người Việt đào nối Sông Tiền với sông Vàm Cỏ Tây để thông thương giữa miền Tây với Sài Gòn. Chi hội Văn nghệ dân gian tại Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. 24 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 2 154 . 2019 Tuy nhiên do hai đầu của kinh Vũng Gù là hai con sông lớn Sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây vốn có chế độ thủy triều như nhau nên ở khoảng giữa có giáp nước phù sa ứ đọng lâu ngày dẫn đến cạn lấp. Do đó năm Kỷ Mão 1819 vua Gia Long cho đào vét lại kinh Vũng Gù từ chợ Thang Trông xã Phú Kiết huyện Chợ Gạo đến Hóc Đùn xã Đạo Thạnh TP Mỹ Tho dài 14 dặm rưỡi khoảng 6 5km . Kinh này đương thời ví như quốc lộ đường thủy huyết mạch để thông thương từ miền Tây lên Sài Gòn nên vua đặt tên là Bảo Định Hà 1 và cho khắc bia Phụng khai tân cảng ký dựng tại thôn Phú Kiết vì đây chính là xuất phát điểm để đào về hướng Mỹ Tho.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.