Vai trò cơ bản của trường Đại học là cung cấp giáo dục vì lợi ích xã hội kinh tế, tạo ra kiến thức và đổi mới. Về mọi mặt, các trường đại học của Việt Nam đều không thực hiện được các nghĩa vụ số sinh viên đại học Việt Nam quá thấp vì năng lực thấp đến mức báo động của chính các trường đó | “Những thách thức của giáo dục sau đại học ở Việt Nam: những vai trò có thể dành cho Mỹ” bài phát biểu của Đại sứ Michael W. Marine Chương trình MBA Trường Quản trị Kinh doanh Shidler thuộc ĐHTH Hawaii Thành phố Hồ Chí Minh 6/8/2007, 10 giờ 30 sáng Thưa Tiến sỹ Augustine Vinh, thưa các ứng viên MBA, thưa các bạn và các đồng nghiệp, xin chào các quý vị. Cảm ơn các quý vị đã mời tôi đến phát biểu ngày hôm nay. Có lẽ tất cả các quý vị đều đã biết đây sẽ là chuyến thăm cuối cùng của tôi đến thành phố Hồ Chí Minh với tư cách Đại sứ Mỹ ở Việt Nam. Tôi cho rằng không có gì tốt hơn để đánh dấu điều đó bằng một cơ hội được trao đổi ý kiến về giáo dục mà đó có lẽ là vấn đề trọng yếu đối với tương lai của Việt Nam. Khi tôi thảo bài phát biểu này, tôi đã nghiên cứu đôi chút về ĐHTH Hawaii. Trường ĐH này có câu khẩu hiệu được đăng trên trang web chính thức của trường, viết bằng tiếng bản ngữ Hawaii, câu đó khá dài và rất khó phát âm. Nhưng tôi được biết là nó có nghĩa “Trên mọi quốc gia là nhân loại”. Điều đó dường như là một nguyên tắc chỉ đạo hoàn hảo đối với một học viện cống hiến cho giáo dục, vì mục tiêu của bất cứ nhà trường nào cũng phải là vươn tới những lý tưởng cao cả nhất để phục vụ và vì cộng đồng. TS. Vinh và các giáo sư của Trường QTKD Shidler là ví dụ tiêu biểu của cam kết đó, và tôi cảm ơn họ về vai trò của họ. Trong 3 năm làm Đại sứ Mỹ ở Việt Nam, tôi đã thấy những thay đổi lớn lao ở đây. Sự gắn bó giữa 2 nước chúng ta có lẽ đã phát triển sâu rộng hơn so với những gì mà bất cứ ai trong số chúng ta hình dung chỉ cách đây vài năm. Tuy có nhiều lý do về sự phát triển chiều sâu của mối quan hệ, song tôi tin răng có 2 yếu tố là quan trọng nhất, đó là Việt Nam và Mỹ có chung những lợi ích cơ bản về bảo đảm sự ổn định và an ninh ở khu vực này và sự gia tăng giao lưu, trao đổi giữa chính phủ và nhân dân 2 nước. Đây là một thời điểm đặc biệt đối với Việt Nam. Khi Mỹ tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1995, chúng tôi bắt tay vào làm việc với một đất .